| Hotline: 0983.970.780

Phòng bệnh E.Coli trên vịt

Thứ Tư 11/01/2012 , 10:47 (GMT+7)

Bệnh E.coli trên vịt là bệnh truyền nhiễm do một nhóm vi khuẩn E.coli độc lực cao gây ra. Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt gây thiệt hại vịt từ 3-15 ngày tuổi với biểu hiện đặc trưng như xù lông, rụt cổ, mắt lim dim, tiêu chảy, phân màu trắng... rồi chết. Tỉ lệ chết trong có thể lên đến 60-70%.

2 khả năng dẫn đến vịt bị bệnh E.coli:

Một là, vi khuẩn E.coli xâm nhập trực tiếp từ bên ngoài qua vết thương đường hô hấp, tiêu hoá của vịt khỏe, sau đó đi thẳng vào máu gây nhiễm trùng máu làm cho vịt chết đột ngột mà chưa biểu hiện bệnh tích.

Hai là, vi khuẩn E. Coli thường có sẵn ở ruột già của vịt khỏe mạnh, khi điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, nhất là cho ăn không hợp lý sẽ tạo điều kiện cho E.Coli phát triển và gây bệnh.

Bệnh có thể xảy ra ở hai thể cấp tính và mãn tính. Mặc dù bệnh E.coli trên vịt không có các triệu chứng điển hình, nhưng sau thời gian khoảng 1-10 ngày nung bệnh, ở vịt 3-15 ngày tuổi có biểu hiện như: vịt bị rút cổ, lông xù, mắt lim dim, một số con có triệu chứng cảm cúm, sổ mũi và khó thở, phân có màu trắng xanh rồi chết. Trước khi chết nhiều con có triệu chứng co giật, quay đầu, ngoẹo cổ… Vịt đẻ chết rải rác, tỉ lệ đẻ giảm, vỏ trứng có dính máu.

Vịt chết nghi mắc bệnh E.coli, mổ khám thấy bệnh tích: Màng bao tim bị viêm, có màu trắng như bã đậu. Trên tim có điểm xuất huyết lấm tấm. Gan sưng to. Nếu bệnh nặng thì cả hai lá gan đều sưng đỏ và xuất huyết lấm tấm, túi mật thường căng to. Nếu bệnh nhẹ thì chỉ thấy phần dưới của gan sưng và xuất huyết còn phần trên có màu vàng. Lách sưng và có đốm. Màng bụng viêm, có sợi tơ trắng dính vào xoang bụng và ruột. Màng túi khí viêm trắng và có chất nhầy và những điểm màu vàng (hoại tử). Buồng trứng bị teo. Ống dẫn trứng viêm.

Để chuẩn đoán đúng cũng như phòng và trị bệnh hiệu quả, cần phân biệt bệnh E. coli với các bệnh sau:

Bệnh trúng độc do thức ăn xảy ra cùng trong thời gian với bệnh E.Coli nhưng bệnh chết nhanh hơn, có triệu chứng thần kinh nặng hơn, mắt không nháy được do liệt màng mắt, gan sưng và đen toàn bộ, thận sưng và tiêu chảy. Khi ngừng cho ăn bệnh giảm hẳn.

Bệnh thương hàn xảy ra cùng thời gian với bệnh E.Coli, triệu chứng giống như bệnh E.Coli nhưng bệnh tích ở gan không có những điểm hoại tử màu trắng, túi khí không có những điểm màu vàng.

Bệnh dịch tả: Vịt tiêu chảy phân loãng, trắng xanh, rất thối, mắt đỏ sưng phù dính mí.

Bệnh tụ huyết trùng: Phân loãng màu nâu hay vàng, đỏ; mắt bình thường.

ĐIỀU TRỊ

Do bệnh được gây ra bởi vi khuẩn nên việc dùng kháng sinh trong điều trị là cần thiết. Tuy nhiên, trước khi quyết định sử dụng loại kháng sinh nào, cần phải làm kháng sinh đồ để chọn loại kháng sinh hiệu quả nhất. Sau đó tiến hành điều trị như sau:

- Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da KANAMYCIN 10% hoặc NAVET-ENRO 100 (NAVETCO) hoặc hòa tan NAVET-NORFLOX C trong nước uống, dùng liên tục trong 5 ngày theo hướng dẫn của nhãn thuốc để tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể vịt bệnh.

- Kết hợp cho uống TERRA-COLIVIT (NAVETCO) với liều lượng 2g/1lít nước liên tục trong 5 ngày để phòng các tác nhân gây bệnh kế phát cũng như kích thích tăng trọng, tăng sản lượng trứng, tăng tỷ lệ trứng có phôi. Sau khi ngừng dùng kháng sinh cần sử dụng men Navet-Biozym thêm 7 ngày để đàn vịt chóng phục hồi sức khoẻ.

BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH

Trong công tác phòng bệnh, cần đặc biệt chăm sóc vịt con ngay từ những ngày đầu khi lấy từ lò ấp về, không để chúng bị lạnh và ăn thức ăn tự nhiên quá sớm (tép, cá sống...).

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ và phun thuốc sát trùng NAVETKON-S hoặc BENKOCID định kỳ 2 lần/tuần để tiêu diệt mầm bệnh trong và ngoài môi trường.

Bổ sung VITA-ELECTROLYTES (NAVETCO) và TERRAMYCIN TRỨNG trong nước uống theo chỉ định giúp tăng sức kháng bệnh, chống stress khi môi trường thay đổi và tăng năng suất cho gia cầm đẻ trứng cũng như tăng tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở cao.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Liên tiếp phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Ngãi

Thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại Quảng Ngãi với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng trăm con lợn buộc phải tiêu hủy.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất