| Hotline: 0983.970.780

Khi 'rủi ro thấp' là lợi thế cạnh tranh: Cơ hội cho ca cao Việt

Chủ Nhật 25/05/2025 , 15:38 (GMT+7)

Việt Nam thuộc nhóm 'rủi ro thấp' về phá rừng theo Quy định EUDR, giúp các nhà sản xuất ca cao có cơ tăng tốc trên hành trình phát triển thị trường bền vững.

Việt Nam thuộc nhóm 'rủi ro thấp' về phá rừng theo quy định EUDR, cho tín hiệu tích cực để thúc đẩy nông sản dưới tán rừng sang châu Âu. Ảnh tư liệu.

Việt Nam thuộc nhóm 'rủi ro thấp' về phá rừng theo quy định EUDR, cho tín hiệu tích cực để thúc đẩy nông sản dưới tán rừng sang châu Âu. Ảnh tư liệu.

Thời cơ cho ca cao Việt

Quy định của EU về chống phá rừng (EUDR) yêu cầu các sản phẩm như ca cao nhập khẩu vào EU phải chứng minh không liên quan đến phá rừng. Điều này đặt ra thách thức cho các nhà sản xuất ca cao ở Việt Nam trong việc đảm bảo truy xuất nguồn gốc và tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững.

Bài liên quan

Ngày 22/5, Ủy ban Châu Âu (EC) vừa công bố danh sách chính thức phân loại các quốc gia theo mức độ rủi ro phá rừng. Việt Nam thuộc nhóm "rủi ro thấp", cho thấy bước tiến quan trọng của quốc gia trong thực thi EUDR.

Theo đó, các sản phẩm như cà phê, cao su và gỗ xuất khẩu từ Việt Nam sang EU sẽ chỉ cần thực hiện quy trình thẩm định đơn giản hơn, với tỷ lệ kiểm tra tuân thủ là 1%.

Đây là cơ hội để Việt Nam nâng cao giá trị sản phẩm và tiếp cận thị trường cao cấp. Với các sáng kiến về kinh tế tuần hoàn và tuân thủ các quy định bền vững, Việt Nam có cơ hội lớn để phát triển ngành ca cao theo hướng bền vững và gia tăng giá trị xuất khẩu. Việc đầu tư vào công nghệ, đào tạo và hợp tác quốc tế sẽ là chìa khóa để Việt Nam tận dụng cơ hội này.

Gián đoạn chuỗi cung ứng ca cao toàn cầu

Ngành sô-cô-la toàn cầu đang đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Theo báo cáo của Christian Aid, giá ca cao đã tăng vọt lên mức kỷ lục 12.605 USD/tấn vào ngày 18 tháng 12 năm 2024, do các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn bất thường và hạn hán nghiêm trọng ở Ghana và Bờ Biển Ngà, hai quốc gia chiếm hơn 50% sản lượng ca cao toàn cầu.

Ngành cà phê Ghana đối mặt với khủng hoảng sản xuất ca cao sau đợt bùng phát bệnh sưng chồi. Ảnh tư liệu.

Ngành cà phê Ghana đối mặt với khủng hoảng sản xuất ca cao sau đợt bùng phát bệnh sưng chồi. Ảnh tư liệu.

Năm 2023, lượng mưa bất thường trong mùa khô đã gây ra bệnh thối đen trên cây ca cao, tiếp theo là hạn hán nghiêm trọng vào năm 2024, ảnh hưởng đến hơn một triệu người và làm giảm sản lượng ca cao đáng kể (Helvetas).

Ngoài ra, các yếu tố như dịch bệnh trên cây, khai thác vàng trái phép và thiếu đầu tư vào nông nghiệp đã khiến sản lượng ca cao của Ghana giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm qua.

Châu Âu cũng đối mặt với khủng hoảng sô-cô-la do biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học. Một báo cáo vào 21/5/2025 của tổ chức Foresight Transitions do TS. Camilla Hyslop (Đại học Oxford) chủ biên, cảnh báo rằng 96,5% ca cao nhập khẩu vào EU có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu thấp. Châu Âu đang tiêu thụ 77% ca cao đến từ các khu vực có đa dạng sinh học bị suy giảm.

Giới khoa học kêu gọi các nhà sản xuất sô-cô-la lớn đầu tư vào thích ứng với khí hậu và bảo vệ đa dạng sinh học tại các quốc gia trồng ca cao như Ghana và Bờ Biển Ngà.

Cơ hội vàng cho ca cao Việt Nam từ mô hình bền vững

Trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu, ngành ca cao Việt Nam nổi lên như một điểm sáng nhờ áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn. Dự án "Kinh tế tuần hoàn trong sản xuất ca cao: Từ hạt ca cao đến thanh sô-cô-la" do EU tài trợ với ngân sách 1,9 triệu euro nhằm thúc đẩy các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững ở châu Á.

Dự án do tổ chức Helvetas và Trung tâm Phát triển Cộng đồng (CDC) triển khai, đã cung cấp đào tạo về canh tác ca cao tuần hoàn, chế biến phụ phẩm ca cao thành than sinh học, phân bón và thức ăn chăn nuôi, cũng như các mô hình lên men và chế biến hạt ca cao chất lượng cao. Ngoài ra, sáng kiến hợp tác giữa Helvetas Việt Nam và AirX Carbon đã chuyển đổi vỏ ca cao thành vật liệu sinh học, tạo ra các hạt nhựa sinh học từ bột vỏ ca cao, có thể sử dụng trong nhiều sản phẩm tiêu dùng và bao bì.

Ca cao Việt còn nhiều cơ hội để phát triển và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Ảnh: BMI.

Ca cao Việt còn nhiều cơ hội để phát triển và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Ảnh: BMI.

Sô-cô-la Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế nhờ vào mô hình sản xuất bền vững, ứng dụng công nghệ hiện đại và sự độc đáo trong hương vị. Dự án trên đã giúp nâng cao năng lực cho hơn 1.100 nông dân và doanh nghiệp tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Các mô hình canh tác tuần hoàn như tận dụng vỏ ca cao làm than sinh học, phân bón và thức ăn chăn nuôi đã được triển khai, góp phần giảm thiểu chất thải và tăng giá trị kinh tế.

Ví dụ như thương hiệu Alluvia, với sản phẩm sô-cô-la "bean-to-bar" (từ hạt đến bàn ăn), sử dụng hạt ca cao đạt chuẩn UTZ tại Tiền Giang, đã được ưa chuộng tại các thị trường khó tính như Nhật Bản và Đài Loan nhờ hương vị đặc trưng và bao bì sáng tạo. Còn Queenam Chocolate đã tạo dấu ấn với các sản phẩm sô-cô-la bọc hạt có hương vị sáng tạo như sầu riêng, hoa hồng và sữa chua chanh, sử dụng công nghệ sấy lạnh tiên tiến để giữ nguyên hương vị tự nhiên.

Sự kết hợp giữa nguồn nguyên liệu chất lượng cao, công nghệ hiện đại và sự sáng tạo trong sản phẩm đã giúp sô-cô-la Việt Nam không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế mà còn tạo ra những trải nghiệm độc đáo cho người tiêu dùng toàn cầu.

Xem thêm
Bảo hiểm thất nghiệp, 'chiếc phao' giúp người lao động vượt qua khó khăn

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp đi vào thực tiễn trở thành điểm tựa để người lao động từng bước tìm lại cơ hội nghề nghiệp, sớm ổn định cuộc sống.

GrowMax được vinh danh vì những đóng góp xuất sắc cho KHCN Việt Nam

Trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, GrowMax được vinh danh nhờ các sản phẩm thức ăn chức năng Specific TPD và quy trình nuôi tôm tuần hoàn nước - an toàn sinh học.

Thao túng tài sản mã hóa có thể bị phạt tới 2 tỷ đồng

Lần đầu tiên, Bộ Tài chính đề xuất đưa đối tượng này vào diện xử phạt hành chính, nhằm kiểm soát rủi ro và tạo nền tảng pháp lý cho thị trường đang thí điểm.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Đề xuất thuế TTĐB nước giải khát có đường: Cần đánh giá tác động đa chiều

Việc đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tạo ra tranh luận về mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng kinh tế, xã hội.