| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi bền vững chuỗi cung ứng cà phê không gây mất rừng

Thứ Ba 22/04/2025 , 13:02 (GMT+7)

Dự án SAFE tại Việt Nam sẽ hỗ trợ các tác nhân trong chuỗi cung ứng cà phê, đáp ứng yêu cầu của quy định EUDR, bảo tồn các hệ sinh thái rừng.

Sáng 22/4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN-MT) phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức Cuộc họp khởi động dự án Nông nghiệp bền vững vì hệ sinh thái rừng - Hợp phần tại Việt Nam (SAFE), trong giai đoạn 2025-2028. Ảnh: Kiều Chi. 

Sáng 22/4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN-MT) phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức Cuộc họp khởi động dự án Nông nghiệp bền vững vì hệ sinh thái rừng - Hợp phần tại Việt Nam (SAFE), trong giai đoạn 2025-2028. Ảnh: Kiều Chi. 

Hội thảo khởi động triển khai dự án là diễn đàn kết nối các bên liên quan trong chuỗi giá trị cà phê để cùng chia sẻ tầm nhìn, định hướng hành động và xác lập cơ chế phối hợp trong giai đoạn tiếp theo. Dự án SAFE tại Việt Nam chính thức được triển khai tại hai tỉnh trọng điểm là Sơn La và Gia Lai.

Phát biểu khai mạc tại sự kiện, ông Phạm Ngọc Mậu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-MT), nhấn mạnh, Dự án SAFE tại Việt Nam hướng tới thúc đẩy quá trình chuyển đổi toàn diện chuỗi cung ứng cà phê theo hướng hợp pháp, bền vững và không phá rừng, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường Liên minh châu Âu (EU). 

Ông Phạm Ngọc Mậu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, phát biểu tại Hội thảo khởi động dự án Nông nghiệp bền vững vì hệ sinh thái rừng (SAFE) - Hợp phần Việt Nam. Ảnh: Kiều Chi.

Ông Phạm Ngọc Mậu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, phát biểu tại Hội thảo khởi động dự án Nông nghiệp bền vững vì hệ sinh thái rừng (SAFE) - Hợp phần Việt Nam. Ảnh: Kiều Chi.

Hiện nay, nhằm giải quyết tình trạng mất rừng và suy thoái rừng do chuỗi cung ứng sản xuất gây ra, EU đã ban hành Quy định chống mất rừng (EUDR), 3 ngành hàng xuất khẩu chủ lực chịu ảnh hưởng của quy định EUDR gồm cao su, cà phê và gỗ. 

Dự án sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp và nông dân thích ứng nhanh chóng, duy trì sản xuất ổn định và mở rộng thị phần tại thị trường châu Âu, thúc đẩy sản xuất bền vững, tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, qua đó thúc đẩy chuyển đổi nông nghiệp bền vững.

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, lập kỷ lục về kim ngạch, với 5,6 tỷ USD năm 2024, trong đó EU là một trong những thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam. 

Theo ông Phạm Ngọc Mậu, Bộ NN-MT cam kết sẽ đồng hành cùng các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức vượt qua thách thức EUDR, thực hiện mục tiêu phát triển không gây mất rừng trong kỷ nguyên xanh hóa thương mại toàn cầu. 

Trưởng ban hợp tác Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam: Dự án chương trình hướng tới xây dựng một chuỗi cung ứng không gây mất rừng, phù hợp với các quy định mới của Liên minh Châu Âu. Ảnh: Kiều Chi. 

Trưởng ban hợp tác Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam: Dự án chương trình hướng tới xây dựng một chuỗi cung ứng không gây mất rừng, phù hợp với các quy định mới của Liên minh Châu Âu. Ảnh: Kiều Chi. 

Theo bà Kristina Bünde, Trưởng ban Hợp tác của Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, dự án SAFE tại Việt Nam nhằm hỗ trợ nông dân chuyển đổi theo hướng sản xuất bền vững, góp phần thể hiện trách nhiệm đối với khí hậu, đa dạng sinh học, cũng như bảo vệ quyền lợi và sinh kế của cộng đồng phụ thuộc vào rừng.

Đồng thời, dự án chú trọng lồng ghép giới và hỗ trợ các nhóm yếu thế trong tuân thủ các yêu cầu của EUDR, nhằm đảm bảo quá trình chuyển đổi công bằng, thúc đẩy sự tham gia bình đẳng và sinh kế bền vững trong chuỗi cung ứng cà phê tại Việt Nam.

Dự án SAFE tại Việt Nam dự kiến sẽ hướng dẫn đào tạo kỹ thuật cho 8.000 nông hộ trồng cà phê về sản xuất cà phê bền vững, thích ứng biến đối khí hậu, bảo vệ rừng và quản lý truy xuất nguồn gốc; phối hợp với Nhóm công tác chung EUDR cấp trung ương và địa phương để hỗ trợ triển khai kế hoạch hành động EUDR, thông qua các diễn đàn đối thoại và chia sẻ thông tin.

Ngoài ra, 3 tài liệu hướng dẫn tuân thủ EUDR (lồng ghéo các yếu tố về giới và xã hội) được xây dựng và phổ biến cho các bên liên quan; 06 mô hình hợp tác công - tư hướng đến tuân thủ EUDR và kết nối thị trường xuất khẩu được hỗ trợ xây dựng và triển khai thực hiện; cập nhật nội dung liên quan đến tuân thủ EUDR trong Tài liệu Tập huấn cho giảng viên nguồn (ToT) và Tập huấn cho nông dân (ToF). Cán bộ kỹ thuật thuộc khối công-tư được nâng cao năng lực về sản xuất cà phê bên vững kết hợp bảo vệ rừng và tuân thủ EUDR. 

Xem thêm
Báo Nông nghiệp và Môi trường chắc chắn phải trở thành tờ báo giải pháp

'Mỗi một người làm Báo Nông nghiệp và Môi trường vẫn sẽ là thư ký của thời đại, đầy nhiệt huyết, say mê và trách nhiệm với ngòi bút của mình', nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam Trịnh Bá Ninh.