| Hotline: 0983.970.780

Lào Cai tạo bứt phá cho cây trồng chủ lực

Thứ Hai 14/07/2025 , 06:15 (GMT+7)

Trong năm 2025, tỉnh Lào Cai (cũ) mục tiêu chuyển đổi khoảng 2.625 ha đất sản xuất nông nghiệp, đất đồi rừng kém hiệu quả sang trồng mới các cây trồng chủ lực, tiềm năng.

Các cây trồng mới chủ lực, tiềm năng được lựa chọn gồm dứa, chuối, chè, dược liệu, quế, cây ăn quả...

Trồng mới 1.150 ha chuối

- Cây dứa: Phát triển vùng sản xuất dứa chuyên canh theo phương pháp rải vụ, áp dụng khoa học kỹ thuật, trồng mới 240 ha, nâng diện tích dứa toàn tỉnh Lào Cai (cũ) lên 2.598 ha, giá trị đạt trên 350 tỷ đồng.

Thu hút thêm các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến sản phẩm dứa có công suất phù hợp với vùng nguyên liệu tại các huyện Mường Khương, Bát Xát, Bảo Thắng (cũ)..., phấn đấu trên 50% sản lượng dứa được chế biến, đóng hộp tại chỗ. Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm dứa đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tập trung chế biến sâu các sản phẩm từ dứa, mở rộng thị trường xuất khẩu sang Mỹ và các nước EU.

Lào Cai (cũ) phấn đấu năm 2025 trên 90% sản lượng được xuất khẩu chính ngạch. Ảnh: Lưu Hòa.

Lào Cai (cũ) phấn đấu năm 2025 trên 90% sản lượng được xuất khẩu chính ngạch. Ảnh: Lưu Hòa.

- Cây chuối: Xây dựng vùng sản xuất tập trung theo hướng VietGAP, cấp mã vùng trồng, trồng mới 1.150 ha, nâng diện tích cây chuối toàn tỉnh lên 3.500 ha, giá trị đạt trên 800 tỷ đồng. Phấn đấu 100% diện tích chuối hàng hóa được cấp mã vùng trồng. Tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất chuối giống, tổ chức khảo nghiệm để lựa chọn một số giống có năng suất, chất lượng cao (chuối tiêu hồng, chuối già Nam Mỹ…), luân canh vùng trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, gắn với nhu cầu của doanh nghiệp.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất như hệ thống tưới tiết kiệm, áp dụng cơ giới hóa trong các khâu, quản lý dịch hại tổng hợp, thu hoạch... đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, nâng cao giá trị trên đơn vị đất canh tác. Phấn đấu năm 2025 trên 90% sản lượng được xuất khẩu chính ngạch. Thời gian tới chủ động mở rộng và phát triển xuất khẩu chuối thành phẩm (chuối sấy dẻo, chuối sấy...) sang thị trường Nga, EU...

Chuyển 320 ha đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng chè

Năm 2025, tập trung phát triển vùng nguyên liệu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, cải tạo, thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị đạt trên 700 tỷ đồng.

Năm 2025 tập trung rà soát, chuyển đổi 320 ha đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng chè đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, nâng tổng diện tích chè toàn tỉnh đạt 8.797 ha, chủ yếu tập trung tại các huyện Mường Khương, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Bát Xát (cũ). 

Cây chè là 1 trong 6 ngành hàng chủ lực của tỉnh Lào Cai. Ảnh: Lưu Hòa.

Cây chè là 1 trong 6 ngành hàng chủ lực của tỉnh Lào Cai. Ảnh: Lưu Hòa.

Về thời vụ trồng chè: Thời vụ trồng chè tốt nhất từ đầu tháng 8 và kết thúc xong trong tháng 10. Do thời tiết, khí hậu biến đổi bất thường, giai đoạn cuối vụ xuân thường gặp hạn hán, vụ hè nắng nóng và mưa lớn nên các địa phương không khuyến khích trồng chè vào vụ xuân.

Cơ cấu giống chè: Chủ yếu sử dụng giống chè shan, chè chất lượng cao (Kim Tuyên, Bát Tiên, Hùng Đỉnh Bạch…). Tăng cường đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kỹ thuật (đốn tỉa, tạo tán, chăm sóc) đối với diện tích chè hiện có.

Chuyển đổi cơ cấu giống chè, cải tạo, thay thế giống chè già cỗi, năng suất thấp bằng những giống mới có năng suất, chất lượng cao (Bát Tiên, Kim Tuyên…), phù hợp với chế biến và thị trường tiêu thụ. Bảo tồn và phát triển diện tích chè cổ thụ, sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng gắn với phát triển du lịch.

Thu hút đầu tư thêm 2 cơ sở chế biến, trong đó Bảo Yên (cũ) 1 cơ sở, Bát Xát (cũ) 1 cơ sở, nâng tổng công suất thiết kế các nhà máy chế biến của các doanh nghiệp/hợp tác xã đạt trên 40.000 tấn/năm. Đồng thời nâng công suất dây chuyền chế biến hiện đại, nâng tỷ lệ sử dụng máy móc vào chế biến chè đạt trên 80%, trong đó các khâu như sao, phân loại chè, đóng gói, dán nhãn sản phẩm sử dụng máy để sản xuất một số sản phẩm như chè duỗi, chè viên, chè móc.

Sản xuất chè của Lào Cai đang dần đi theo hướng hữu cơ, bền vững, giá trị gia tăng cao. Ảnh: Lưu Hòa.

Sản xuất chè của Lào Cai đang dần đi theo hướng hữu cơ, bền vững, giá trị gia tăng cao. Ảnh: Lưu Hòa.

Đẩy mạnh việc liên kết giữa doanh nghiệp chế biến chè với nông dân từ xây dựng vùng nguyên liệu đến bao tiêu sản phẩm nhằm đảm bảo sự ổn định, đủ nguyên liệu chè tươi cho chế biến. Đồng thời từng bước tăng tỷ lệ xuất khẩu sang các nước EU, Đông Âu, Đài Loan.

Mở rộng 430 ha một số cây dược liệu chủ lực hàng năm

Đẩy mạnh liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu đến hết năm 2025 diện tích cây dược liệu đạt 4.755 ha, trong đó ổn định diện tích 3.215 ha cây dược liệu lâu năm, dược liệu dưới tán rừng. Tiếp tục mở rộng 430 ha một số cây dược liệu chủ lực hàng năm như atiso, cát cánh, đương quy, xuyên khung…, nâng diện tích cây dược liệu hàng năm đạt 1.540 ha.

Nông dân Sa Pa liên kết trồng cây dược liệu. Ảnh: Lưu Hòa.

Nông dân Sa Pa liên kết trồng cây dược liệu. Ảnh: Lưu Hòa.

Về thời vụ: Tùy theo mỗi loại cây với các đặc tính khác nhau để lựa chọn phù hợp. Thời vụ trồng cây dược liệu hàng năm tốt nhất từ tháng 1 - 3 và từ tháng 9 - 11. Chủ yếu sử dụng giống atiso, cát cánh, đương quy, xuyên khung, chùa dù…

Thực hiện chuyển đổi khoảng 80 ha đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu hàng năm. Đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp có đủ năng lực liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ dược liệu bền vững tại các vùng nguyên liệu.

Thu hút đầu tư xây dựng 6 cơ sở bảo quản, chế biến sản phẩm tại vùng sản xuất cây dược liệu tập trung, trong đó 5 cơ sở quy mô nhỏ thực hiện sơ chế dược liệu, đảm bảo 100% sản lượng tươi được sơ chế, bảo quản; 1 cơ sở, nhà máy quy mô doanh nghiệp chế biến sâu dược liệu trên địa bàn tỉnh nhằm tạo ra các sản phẩm chế biến sâu như trà túi lọc, cao bánh, viên nén…

Sản xuất cây dược liệu của Lào Cai đang ngày càng đi vào chiều sâu, đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Ảnh: Lưu Hòa.

Sản xuất cây dược liệu của Lào Cai đang ngày càng đi vào chiều sâu, đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Ảnh: Lưu Hòa.

Đẩy mạnh phát triển, mở rộng nhóm cây dược liệu chiết xuất tinh dầu như chùa dù, thuốc tắm người Dao phù hợp với nhu cầu sử dụng. Phấn đấu đến năm 2030 có 100% diện tích cây dược liệu dùng làm thuốc đảm bảo tiêu chuẩn GACP - WHO. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với vùng dược liệu được cấp chứng nhận GACP-WHO. Đẩy mạnh phát triển mô hình dược liệu làm thuốc, dược liệu gắn với du lịch, thảo dược gắn với các món ăn, ẩm thực địa phương...

Có thêm khoảng 1.000 ha quế hữu cơ

Duy trì vùng trồng quế tập trung, theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung chăm sóc tốt diện tích 60.830 ha quế hiện có, đồng thời tiếp tục trồng mới 198 ha, nâng tổng diện tích quế toàn tỉnh đạt 61.030 ha, giá trị đạt 1.406 tỷ đồng. Nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ từ khâu sản xuất giống tới khâu chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo hướng hữu cơ.

Ngành hàng quế của Lào Cai được nhiều khách hàng quốc tế quan tâm, hợp tác. Ảnh: Lưu Hòa.

Ngành hàng quế của Lào Cai được nhiều khách hàng quốc tế quan tâm, hợp tác. Ảnh: Lưu Hòa.

Duy trì hoạt động có hiệu quả các tổ nhóm hợp tác sản xuất quế hữu cơ trên địa bàn tỉnh, cấp chứng nhận thêm khoảng 1.000 ha quế đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Kịp thời nắm bắt xu thế phát triển thị trường, nhu cầu tiêu thụ các loại sản phẩm quế sau chế biến theo hướng đi tắt đón đầu, khuyến khích sản xuất, xuất khẩu sang các thị trường khó tính, tìm kiếm thị trường xuất khẩu lâm sản, tập trung vào thị trường Mỹ và các nước châu Âu.

Ngoài các ngành hàng chủ lực, các địa phương của Lào Cai căn cứ tiềm năng, lợi thế và điều kiện thực tế lựa chọn các cây trồng, vật nuôi có tiềm năng để xây dựng các đề án, dự án, kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa cho phù hợp. Phấn đấu mỗi địa phương xây dựng ít nhất từ 2 - 3 sản phẩm tiềm năng, đặc hữu, tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gắn với vùng nguyên liệu.

          

         

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài 4] Sức bật công nghệ đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Với định hướng trở thành 'Nhà bếp của thế giới', nhờ sức bật từ công nghệ, CPV Food Bình Phước từng bước đưa sản phẩm chăn nuôi Việt ra thế giới.

Liên tiếp phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Ngãi

Thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại Quảng Ngãi với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng trăm con lợn buộc phải tiêu hủy.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất