| Hotline: 0983.970.780

Liên tiếp phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Ngãi

Chủ Nhật 13/07/2025 , 22:56 (GMT+7)

Thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại Quảng Ngãi với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng trăm con lợn buộc phải tiêu hủy.

Tại xã Sơn Tịnh, hiện dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 23 hộ dân trên địa bàn với tổng khối lượng lợn tiêu hủy trên 7 tấn.

Trước đó, ngày 4/7, UBND xã Sơn Tịnh tiếp nhận thông tin lợn của hộ bà N.T.K.Q (thôn Bình Thọ) bị bệnh chết. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng xã nghi ngờ lợn chết có dấu hiệu mắc dịch tả lợn châu Phi nên đã báo cáo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xác định các mẫu bệnh phẩm dương tính với virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF).

Tiếp sau đó, liên tục trong các ngày từ 6–10/7, dịch lan nhanh sang các thôn Hà Nhai Bắc, Thọ Lộc Bắc, Hà Tây, Hà Trung, Phước Lộc Đông, Diên Niên, An Thọ, Bình Thọ, Thôn Tây, Phước Lộc Tây, Bình Nam.

Đến nay, lực lượng chức năng đã ghi nhận 23 hộ chăn nuôi khác trên địa bàn xã phát hiện lợn bệnh và chết với các dấu hiệu tương tự nhau như sốt, bỏ ăn, ủ rũ, xuất huyết toàn thân, mắt lờ đờ.

Lợn bị bệnh được mang đi tiêu hủy. Ảnh: Võ Hà

Lợn bị bệnh được mang đi tiêu hủy. Ảnh: Võ Hà

Chủ tịch UBND xã Sơn Tịnh - ông Đặng Xuân Trung cho biết, ngay sau khi xác định lợn chết do dịch tả lợn châu Phi, chính quyền đã tiến hành tiêu hủy và thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch.

Đối với các hộ chăn nuôi nhỏ, các cơ quan chức năng phối hợp với trưởng thôn, cung cấp các loại thuốc tiêu độc, khử trùng và hướng dẫn người dân tự tiêu hủy lợn. Đối với các đàn lớn, UBND xã thuê xe và nhân lực vận chuyển đến các vị trí xa khu dân cư để tiêu hủy theo quy định.

Hiện chính quyền xã Sơn Tịnh đang tăng cường công tác tuyên truyền người dân vệ sinh chuồng trại, phun thuốc khử trùng để phòng dịch, không tự ý bán chạy lợn bệnh, lợn chết. Đặc biệt, tuyên truyền cho 14 cơ sở giết mổ trên địa bàn không được giết mổ, vận chuyển, buôn bán lợn bị bệnh, chết không rõ nguyên nhân và không rõ nguồn gốc.

Không chỉ riêng xã Sơn Tịnh, tại phường Trương Quang Trọng và xã Tư Nghĩa (tỉnh Quảng Ngãi) cũng ghi nhận nhiều ổ dịch tả lợn châu Phi, hàng trăm con lợn nhiễm bệnh buộc phải tiêu hủy.

Tại xã Tư Nghĩa, chính quyền đã tiến hành kiểm tra tình hình dịch bệnh tại một số hộ chăn nuôi. Trung tâm Cung ứng Dịch vụ công xã cũng đã phối hợp với Chi cục Chăn nuôi  và Thú y tỉnh Quảng Ngãi lấy mẫu xét nghiệm và xác định lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Bệnh dịch tả lợn châu Phi có đặc điểm lây lan nhanh, xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn. Bệnh gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng, tỷ lệ ốm, chết cao, lên đến 100%. Bệnh truyền qua ve mềm – là côn trùng phổ biến trong tự nhiên, môi trường chăn nuôi. Lợn khỏi bệnh có khả năng mang virus trong thời gian dài, có thể mang trùng suốt đời; do vậy khó có thể loại trừ được bệnh nếu dịch bệnh xảy ra.

Lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi có triệu chứng như ủ rũ, không ăn, mắt đỏ, đi lại khó khăn, thân nhiệt cao, thích nằm chỗ có bóng râm hoặc gần nước, tai và vùng da ở bụng, bẹn ửng hồng cùng một số triệu chứng khác.

Để phòng bệnh, ngành nông nghiệp khuyến cáo người chăn nuôi thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn lợn. Khi phát hiện lợn có hiện tượng ốm, chết bất thường, cần khai báo ngay với chính quyền, thú y cấp xã để được hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Không vứt xác lợn bừa bãi ra môi trường, xuống ao hồ, sông suối.

Hàng ngày vệ sinh chuồng trại, phát quang bụi rậm để xua đuổi côn trùng ngoài tự nhiên. Định kỳ tiêu độc, khử trùng bằng thuốc sát trùng, rắc vôi bột tại các lối vào khu vực chăn nuôi, khu vực cống rãnh, nơi thoát nước thải. Nhập lợn giống rõ nguồn gốc từ các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Hạn chế người tham quan, ra vào chuồng nuôi. Tiêu độc, khử trùng kỹ các phương tiện, dụng cụ, con người ra vào chuồng trại. Các cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm động vật, nhập sản phẩm động vật phải rõ nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

Lực lượng chức năng tiêu hủy lợn bị bệnh. Ảnh: Võ Hà

Lực lượng chức năng tiêu hủy lợn bị bệnh. Ảnh: Võ Hà

Người dân khi phát hiện lợn có triệu chứng không bình thường, nghi mắc bệnh phải báo ngay cho UBND xã hoặc trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố để phối hợp xử lý kịp thời, tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chủ động phòng chống dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn xã, tránh lây lan ra diện rộng.

Mọi hành vi buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh đều bị nghiêm cấm và sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Một số lãnh đạo xã cũng chia sẻ, trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi diễn biến rất phức tạp, có xu hướng lan rộng nhưng xã chưa có cán bộ, công chức có chuyên môn thú y nên công tác phòng chống dịch gặp nhiều khó khăn.

Do đó, các xã đã báo cáo Sở Nông nghiệp và Môi trường để xin thêm vật tư như thuốc khử trùng, đồng thời cử cán bộ thú y xuống hỗ trợ địa phương trong công tác phòng dịch.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài 4] Sức bật công nghệ đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Với định hướng trở thành 'Nhà bếp của thế giới', nhờ sức bật từ công nghệ, CPV Food Bình Phước từng bước đưa sản phẩm chăn nuôi Việt ra thế giới.

7.000 cây cau mỗi năm cho thu nhập 700 triệu đồng

THANH HÓA Với 14.000 gốc cau, trong đó 7.000 cây đã cho thu hoạch, tốn ít công chăm sóc, thương lái thu mua tại vườn, ông Dũng có thu nhập mỗi năm trên 700 triệu đồng.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất