| Hotline: 0983.970.780

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

Chủ Nhật 13/07/2025 , 06:52 (GMT+7)

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Hiện nay, tỉnh An Giang đang định hướng lấy vùng Bảy Núi làm hạt nhân phát triển ngành hàng dược liệu bài bản và bền vững. Trong đó, tỉnh chú trọng xây dựng hệ sinh thái dược liệu, vừa phục vụ y học cổ truyền, vừa tạo sinh kế cho người dân. Đồng thời, gắn hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, với thúc đẩy du lịch và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Riêng Hội Đông y tỉnh An Giang đang duy trì khoảng 61 ha trồng các loài dược liệu tại nhiều địa phương. Các loài cây chủ lực như đinh lăng, dừa cạn, dừng, cỏ cước, ké đầu ngựa, tía tô, ích mẫu… không chỉ phục vụ khám chữa bệnh trên địa bàn mà còn bước đầu đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ông Trương Minh Hùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm An Giang chia sẻ về định hướng phát triển ngành dược liệu của tỉnh. Ảnh: Văn Vũ.

Ông Trương Minh Hùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm An Giang chia sẻ về định hướng phát triển ngành dược liệu của tỉnh. Ảnh: Văn Vũ.

Ông Trương Minh Hùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm An Giang cho biết, hiện nay một số cây dược liệu quý như đương quy nhật, hà thủ ô đỏ, cà gai leo, xạ đen, bồ công anh… đã được “di thực” trồng thử nghiệm, góp phần bảo tồn nguồn gen quý và hạn chế khai thác trong tự nhiên. Ngoài ra, một số cây đặc hữu là kim châm, lâm vồ, ba kích trắng, gân đỏ, nghệ xà cừ, củ chi cũng đang được bảo tồn và khai thác có kiểm soát.

Đặc biệt, tận dụng địa hình đồi núi, nhiều hộ gia đình ở vùng Bảy Núi đã trồng thêm các loài dược liệu. Trong đó, kim ngân hoa đã được chế biến thành trà túi lọc, tạo ra sản phẩm thương mại mang tính đặc trưng địa phương.

Ngoài thực vật, các sản phẩm động vật làm thuốc cũng được khai thác hợp lý, tiêu biểu như vùng nuôi ong lấy mật tại rừng tràm Trà Sư, có sản phẩm ổn định, được thị trường chấp nhận.

Bên cạnh phát triển sản xuất, tỉnh An Giang đã hình thành các vùng nguyên liệu có liên kết tiêu thụ rõ ràng. Cây dó bầu được trồng tập trung tại núi Dài, hiện đã có thị trường tiêu thụ nguyên liệu thô trong và ngoài tỉnh. Đồng thời cung cấp cho 3 cơ sở sản xuất nhang trầm lớn tại địa phương. Hay rau tần dày lá với diện tích khoảng 10-15 ha mỗi năm được liên kết tiêu thụ với Công ty Dược Hậu Giang.

Ngoài ra, tỉnh An Giang hiện có 15 sản phẩm trà từ thực vật được chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên. Điều này khẳng định bước tiến về chất lượng, thương hiệu và khả năng thương mại hóa của các sản phẩm từ dược liệu.

Để mô hình trồng dược liệu thật sự trở thành sinh kế lâu dài cho người dân, tỉnh An Giang đã quy hoạch vùng trồng tập trung, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời, tỉnh này cũng định hướng liên kết nghiên cứu với các viện, trường, doanh nghiệp dược để phát triển sản phẩm chất lượng cao, chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng.

Dòng sản phẩm kim ngân hoa đã được chế biến thành trà túi lọc, tạo ra sản phẩm thương mại mang tính đặc trưng của tỉnh An Giang. Ảnh: Kim Anh.

Dòng sản phẩm kim ngân hoa đã được chế biến thành trà túi lọc, tạo ra sản phẩm thương mại mang tính đặc trưng của tỉnh An Giang. Ảnh: Kim Anh.

Đặc biệt, An Giang đang chú trọng xây dựng thương hiệu, quảng bá các sản phẩm dược liệu ra thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. Điểm nhấn là định hướng phát triển du lịch dược liệu, kết hợp giữa khám phá, trải nghiệm vườn dược liệu với chăm sóc sức khỏe, gắn với văn hóa tâm linh đặc sắc của vùng Thất Sơn, tạo thành chuỗi giá trị “kinh tế dược liệu - du lịch”.

Đáng chú ý, An Giang đã triển khai các mô hình vùng nguyên liệu dược liệu kết hợp du lịch và nghiên cứu.

Mô hình thứ nhất có diện tích khoảng 5.000m², bao quanh là các khu nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, trưng bày sản phẩm và ẩm thực dược liệu. Mô hình này chú trọng sử dụng chất liệu nhẹ, không xây dựng bê tông, nhằm giữ nguyên sinh thái.

Mô hình thứ hai có diện tích khoảng 5.500m², vừa trồng, vừa bảo tồn, là nơi nghiên cứu, thực tập của sinh viên, học viên, đồng thời đón khách du lịch kết hợp học thuật.

Để ngành dược liệu phát triển bền vững, An Giang xác định rõ cần đầu tư đồng bộ từ chính sách, khoa học công nghệ, tổ chức sản xuất, đến chế biến, quảng bá và phát triển thị trường. Do đó, địa phương này đã sớm kiến nghị triển khai Dự án Đầu tư phát triển ngành hàng dược liệu giai đoạn 2025-2030, nhằm có nguồn lực thực hiện Quy hoạch phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao đã được phê duyệt từ năm 2014.

Người dân An Giang thu hoạch dược liệu. Ảnh: Kim Anh.

Người dân An Giang thu hoạch dược liệu. Ảnh: Kim Anh.

Trọng tâm hàng đầu trong thời gian tới của An Giang là điều tra, khảo sát thị trường dược liệu trong và ngoài tỉnh. Từ đó, đánh giá nguồn cung - cầu, xác định những loài dược liệu có mức tiêu thụ lớn, quý hiếm hoặc có nguy cơ tuyệt chủng để hoạch định chiến lược phát triển hiệu quả và bảo tồn bền vững. Việc lựa chọn các loài cây thuốc có lợi thế cạnh tranh, phù hợp với xu hướng chăm sóc sức khỏe sẽ là cơ sở để An Giang tập trung nguồn lực phát triển chuỗi giá trị và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm dược liệu bản địa.

Trong quá trình này, sự phối hợp chặt chẽ giữa địa phương với các trường đại học, điển hình như Trường Đại học Cần Thơ - đơn vị có thế mạnh về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, sinh học, y học cổ truyền sẽ đóng vai trò thiết yếu.

Bên cạnh đó, việc tranh thủ sự hỗ trợ từ chính quyền vùng ĐBSCL, cùng mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp cận công nghệ hiện đại và chuẩn hóa quy trình sản xuất là hướng đi cần thiết để ngành dược liệu An Giang phát triển nhanh, bền vững, đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới thị trường quốc tế.

Xem thêm
Chăn nuôi, thú y Nghệ An chuyển mình mạnh mẽ

Hàng loạt tập đoàn, doanh nghiệp lớn như TH, Vinamilk, Masan... cùng nhập cuộc đã nâng tầm rõ rệt diện mạo của ngành chăn nuôi, thú y Nghệ An.

Nuôi tôm trong nhà màng luân canh nhiều loài giảm rủi ro

VĨNH LONG TS. Phạm Thị Thu Hồng, Trường Đại học Cửu Long chia sẻ nuôi tôm trong nhà màng tuần hoàn và luân canh nhiều loài để giảm rủi ro do thời tiết cực đoan.

7.000 cây cau mỗi năm cho thu nhập 700 triệu đồng

THANH HÓA Với 14.000 gốc cau, trong đó 7.000 cây đã cho thu hoạch, tốn ít công chăm sóc, thương lái thu mua tại vườn, ông Dũng có thu nhập mỗi năm trên 700 triệu đồng.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Bình luận mới nhất