Phát triển lâm sản ngoài gỗ – hướng đi xanh cho ĐBSCL
Thứ Năm 10/07/2025 , 11:38 (GMT+7)
Khai thác và phát triển lâm sản ngoài gỗ đang mở ra hướng đi bền vững, góp phần thúc đẩy kinh tế xanh cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Báo Nông nghiệp và Môi trường trò chuyện với 2 vị khách mời xung quanh vấn đề này.
Phát triển lâm sản ngoài gỗ – Hướng phát triển kinh tế xanh cho ĐBSCL
Khai thác và phát triển lâm sản ngoài gỗ đang mở ra hướng đi bền vững, góp phần thúc đẩy kinh tế xanh cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cùng Báo Nông nghiệp và Môi trường trò chuyện với 2 khách mời về vấn đề này.
ĐBSCL được biết đến với hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng tự nhiên ven biển... phong phú, đa dạng.
Nhưng ít ai biết rằng, bên trong những cánh rừng ấy là một kho tàng lâm sản ngoài gỗ – âm thầm tồn tại và đang từng bước hồi sinh.
Mật ong thiên nhiên, các loài cây dược liệu quý… không chỉ là sản vật mà còn là nguồn sinh kế bền vững cho người dân sống gần rừng.
Khi rừng không còn chỉ để phòng hộ, mà trở thành không gian sản xuất xanh – nơi mà cộng đồng địa phương có thể cùng sống, cùng hưởng lợi, mà vẫn giữ được rừng cho thế hệ sau.
Nếu được quy hoạch đúng, khai thác khoa học và có sự đầu tư bài bản, lâm sản ngoài gỗ hoàn toàn có thể trở thành một ngành kinh tế sinh thái đặc thù của ĐBSCL – góp phần hiện thực hóa mục tiêu kinh tế xanh, nông nghiệp tuần hoàn của quốc gia.
Chương trình tọa đàm hôm nay là sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tiềm năng, cơ hội và những giải pháp để phát triển lĩnh vực này một cách bền vững.
Chúng tôi trân trọng giới thiệu đến quý vị 2 vị khách mời:
+ - Trưởng khoa, Khoa Khoa học Tự nhiên, Đại học Cần Thơ
+ Ông Trương Minh Hùng – Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang)