| HÌNH HIỆU CHƯƠNG TRÌNH |
1 | Clip 1 | Sầu riêng là cây trồng đang tăng rất nóng cả về sản lượng lẫn diện tích trong 5 năm trở lại đây. Nhận định của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, với đặc tính cho trái sau 3-5 năm trồng, những năm tới, dù diện tích được duy trì ổn định nhưng khả năng sản lượng sầu riêng sẽ tiếp tục tăng ở mức cao mỗi năm. Dẫn tới nhiều bất cập liên quan đến tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Thị trường xuất khẩu của sầu riêng Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào Trung Quốc (năm 2024 chiếm 97,2%). Sự phụ thuộc quá lớn này là một trong những nguyên nhân biến động về kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sẽ rất lớn khi có bất kỳ sự biến động nào từ thị trường Trung Quốc. Từ ngày 10/1/2025, quốc gia này yêu cầu các lô hàng sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam phải có kết quả kiểm nghiệm chứng minh không chứa chất vàng O và Cadimi. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sầu riêng Việt Nam bị sụt giảm nghiêm trọng tới 71,3% về lượng và 74% về kim ngạch, chỉ đạt 12.924 tấn, kim ngạch 58,7 triệu USD. Kết quả này khiến cho thị phần sầu riêng của Việt Nam tại Trung Quốc giảm từ 42,1% xuống còn 28,2%. Nếu không xử lý được vấn đề thị trường đầu ra, trái sầu riêng sẽ thường xuyên đối mặt tình trạng “được mùa mất giá” trong nhiều năm tới. | 90s |
2 | MC | Mến chào quý vị và các bạn đến với chương trình tọa đàm của Báo Nông nghiệp và Môi trường. Thưa quý vị, như đoạn video clip ngắn đầu chương trình mà quý vị vừa theo dõi, sầu riêng đã và đang trở thành một trong những ngành hàng có tốc độ tăng trưởng và xuất khẩu mạnh mẽ nhất của Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt là sau khi ký kết Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật với Trung Quốc. Bên cạnh những thành quả ấn tượng đã đạt được, mặt hàng sầu riêng Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng, từ nhu cầu thị trường sụt giảm, sự canh tranh quyết liệt và chia sẻ thị phần của Thái Lan, Cambodia, Malaysia... đến việc kiểm soát an toàn thực phẩm; sử dụng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và truy xuất nguồn gốc. Đứng trước yêu cầu kỹ thuật của nước nhập khẩu ngày càng nghiêm ngặt, đòi hỏi toàn chuỗi giá trị sầu riêng phải có các hành động phù hợp để ứng phó. Đặc biệt vấn đề cần quan tâm hiện nay là cải tạo đất trồng, nâng cao chất lượng, giữ vững thương hiệu sầu riêng Việt Nam. Chương trình tọa đàm hôm nay, chúng tôi trân trọng giới thiệu đến quý vị 2 vị khách mời: Đầu tiên xin được giới thiệu + PGS.TS NGUYỄN KHỞI NGHĨA – Phó trưởng khoa, Khoa Khoa học đất, Trường Nông nghiệp (ĐH Cần Thơ) (khách mời chào) + Bà PHẠM THỊ MINH HIẾU – Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ (khách mời chào) | 60s |
3 | MC | Mở đầu chương trình hôm nay xin được hỏi PGS.TS Nguyễn Khởi Nghĩa, ông đánh giá ra sao về thực trạng đất trồng sầu riêng tại các vùng chuyên canh ở ĐBSCL hiện nay? | 30s |
4 | PGS.TS Nguyễn Khởi Nghĩa | | 180s |
5 | MC | Thực tế tại TP Cần Thơ – một trong những vùng trồng sầu riêng lớn của vùng, bà Phạm Thị Minh Hiếu có thể cho biết những dấu hiệu nào cho thấy đất trồng đã bị thoái hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng vườn sầu riêng? | 10s |
6 | Bà Phạm Thị Minh Hiếu | | 180s |
7 | MC | Như vậy, theo PGS.TS Nguyễn Khởi Nghĩa đâu là nguyên nhân chính khiến đất trồng sầu riêng ở nhiều nơi bị suy giảm, tác động trực tiếp đến chất lượng sầu riêng ở ĐBSCL? | 30s |
8 | PGS.TS Nguyễn Khởi Nghĩa | | 180s |
9 | MC | Trong canh tác sầu riêng, việc lạm dụng phân bón vô cơ, thuốc hóa học có khiến đất suy kiệt và ảnh hưởng đến chất lượng sầu riêng? Và Chi cục có giải pháp gì để định hướng người dân chuyển sang canh tác an toàn hơn thưa bà Phạm Thị Minh Hiếu? | |
10 | Bà Phạm Thị Minh Hiếu | | |
11 | MC | Sầu riêng là loại cây “khó tính”, yêu cầu đất như thế nào là tối ưu để cây phát triển bền vững thưa PGS.TS Nguyễn Khởi Nghĩa? | |
12 | PGS.TS Nguyễn Khởi Nghĩa | | |
13 | MC | Các giống sầu riêng hiện nay như: Ri6, Monthong, Dona... có yêu cầu gì đặc biệt về chất đất? Bà con có cần điều chỉnh chế độ cải tạo đất cho từng giống không thưa bà Phạm Thị Minh Hiếu? | 30s |
14 | Bà Phạm Thị Minh Hiếu | | 120s |
15 | MC | Thưa quý vị và bà con, qua những chia sẻ vừa của các vị khách mời có thể thấy sầu riêng không phải cứ trồng là có trái ngon và bán được giá. Một yếu tố then chốt là chất lượng đất. Đất không phù hợp, đất bạc màu, thoát nước kém… sẽ khiến cây chậm phát triển, dễ nhiễm bệnh, ra trái kém chất lượng, thậm chí có thể bị chết nếu gặp thời tiết bất lợi. Ngược lại, nếu được cải tạo đúng cách, đất sẽ trở thành “bệ đỡ” vững chắc cho cả một chu kỳ canh tác dài lâu của vườn sầu riêng. Vậy bà con cần cải tạo ra sao để cây khỏe, trái ngon, vườn bền? Mời quý vị cùng theo nghe chia sẻ từ những nông dân giàu kinh nghiệm ngay sau đây | 15s |
16 | Clip 2 | Ông LÊ VĂN THÀNH – Tỉnh Đồng Nai: “Mình dùng vi sinh này trước tiên thấy đất mình tơi xốp nè, có giun nhiều, cây khỏe hơn, lá xanh bóng hơn. Trước kia không dùng đất tơi xốp không bằng đâu, mình có dùng cải thiện đất hơn. Làm cho vi sinh trong đất dồi dào hơn” Ông PẾTH HÙNG - Xã Tân Bình, thành phố Cần Thơ: “Hóa học thời gian đầu sử dụng cây nó sung lên nhưng sau đó cây không tốt, nhiều sâu bệnh, thời gian tuổi thọ nó không lâu, còn xài hữu cơ cây ít sâu bệnh, sống lâu… ” Ông VÕ VĂN MƯỜI - Xã Hòa An, thành phố Cần Thơ: “Mình chăm sóc vườn và xài phân thuốc hạn chế xài hóa học, xài hữu cơ cho sản phẩm sạch để có giá trị sau này.” | |
17 | MC | Thưa PGS.TS Nguyễn Khởi Nghĩa, trong quá trình cải tạo đất trồng sầu riêng, bà con nên bắt đầu từ đâu? Có nguyên tắc hoặc quy trình nào cơ bản cần tuân thủ? | |
18 | PGS.TS Nguyễn Khởi Nghĩa | | 10s |
19 | MC | TP Cần Thơ đang có kế hoạch gì nhằm nâng cao chất lượng vùng trồng sầu riêng, trong đó cải tạo đất có phải là một ưu tiên không thưa bà Phạm Thị Minh Hiếu? | |
20 | Bà Phạm Thị Minh Hiếu | | |
21 | MC | Thưa PGS.TS Nguyễn Khởi Nghĩa, vì sao đất thoái hóa hoặc mất cân bằng sinh học có thể là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến dư lượng vượt ngưỡng khi xuất khẩu? | |
22 | PGS.TS Nguyễn Khởi Nghĩa | | |
23 | MC | Cơ quan chuyên môn, cụ thể là tại TP Cần Thơ có chương trình hay hướng dẫn nào giúp bà con kiểm soát mức độ tồn dư hóa chất trong đất trồng sầu riêng, đặc biệt là với những hộ canh tác lâu năm thưa bà Phạm Thị Minh Hiếu? | 120s |
24 | Bà Phạm Thị Minh Hiếu | | 30s |
25 | MC | Để xử lý tình trạng này, có giải pháp nào để làm sạch, phục hồi đất hoặc tái cân bằng vi sinh vật đất nhằm hạn chế nguy cơ tồn dư hóa chất không mong muốn thưa PGS.TS Nguyễn Khởi Nghĩa? | 40s |
26 | PGS.TS Nguyễn Khởi Nghĩa | | |
27 | MC | Thưa quý vị, sầu riêng – một loại cây trồng “khó tính” nhưng đầy tiềm năng – thì chất lượng đất lại càng đóng vai trò nền tảng. Qua những chia sẻ của 2 vị khách mời không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những thách thức mà vùng đất trồng sầu riêng đang đối mặt sau nhiều năm khai thác, mà còn mở ra những hướng đi tích cực trong cải tạo, phục hồi và quản lý đất một cách bền vững. Nếu không cải tạo kịp thời, đất thoái hóa không chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, mà còn dẫn đến nguy cơ dư lượng hóa chất tồn dư, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và uy tín của cả ngành hàng sầu riêng trên thị trường xuất khẩu. Để hướng đến một nền nông nghiệp an toàn, hiệu quả và lâu dài, người trồng không thể chỉ chăm cây – mà phải chăm đất. Cùng với đó, vai trò của cơ quan quản lý, nhà khoa học và doanh nghiệp là hết sức quan trọng trong việc đồng hành, chuyển giao kỹ thuật và tạo ra những vùng trồng sạch – bền và đạt chuẩn. Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn hai vị khách mời: PGS.TS Nguyễn Khởi Nghĩa và bà Phạm Thị Minh Hiếu đã dành thời gian chia sẻ trong chương trình. Cảm ơn quý vị và bà con đã theo dõi chương trình. Xin kính chào và hẹn gặp lại. | |
28 | HÌNH HIỆU CHƯƠNG TRÌNH | |