| Hotline: 0983.970.780

Điện Biên sẽ mở rộng vùng trồng mắc ca lên 60.000 ha

Thứ Tư 09/07/2025 , 18:26 (GMT+7)

Nhờ giá trị kinh tế cao và tiềm năng xuất khẩu lớn, Điện Biên đặt mục tiêu mở rộng vùng trồng mắc ca lên 60.000 ha, phấn đấu trở thành thủ phủ mắc ca Tây Bắc.  

Điều kiện tự nhiên lý tưởng 

Điện Biên sở hữu nhiều lợi thế cho phát triển cây mắc ca. Khí hậu mát mẻ, độ cao trung bình từ 600 - 800 m, thổ nhưỡng phù hợp và lượng mưa ổn định là điều kiện tự nhiên lý tưởng cho cây mắc ca sinh trưởng. 

Tỉnh Điện Biên hiện có hơn 10.300 ha mắc ca, trong đó 1.553 ha đang cho thu hoạch. Ảnh: Thanh Thủy.

Tỉnh Điện Biên hiện có hơn 10.300 ha mắc ca, trong đó 1.553 ha đang cho thu hoạch. Ảnh: Thanh Thủy.

Những vùng như Tuần Giáo, Mường Ảng, Mường Nhé (cũ)… được các chuyên gia đánh giá có thể sánh ngang với các vùng mắc ca nổi tiếng tại Úc - quốc gia đi đầu trong sản xuất và xuất khẩu mắc ca. 

Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh đã sớm ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi để người dân chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng mắc ca.

Nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật và kiểm soát tốt đầu vào, mắc ca Điện Biên hoàn toàn có thể chinh phục các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. 

Những tín hiệu khả quan 

Từ năm 2016 đến nay, diện tích mắc ca toàn tỉnh Điện Biên đã vượt mốc 10.000 ha, nhiều mô hình cho thấy hiệu quả rõ rệt với thu nhập gấp 2 - 3 lần so với trồng ngô, sắn.

Về cơ bản, tình hình sâu bệnh và sinh vật gây hại trên cây mắc ca được kiểm soát tốt. Nhờ đó, năng suất, sản lượng, chất lượng trái ổn định. Mặt khác, mắc ca là cây dài ngày, dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc, mỗi năm chỉ bón phân từ 2 - 3 lần và dọn cỏ dại là cây có thể phát triển bình thường nên bà con không vất vả.

Mắc ca cũng có thể trồng xen với một số cây trồng khác nên giảm áp lực được mùa mất giá so với việc trồng chuyên canh một loại cây trồng.

Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên - ông Lê Thành Đô cho biết tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu trở thành thủ phủ mắc ca với diện tích 60.000 ha. Ảnh: Thanh Thủy.

Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên - ông Lê Thành Đô cho biết tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu trở thành thủ phủ mắc ca với diện tích 60.000 ha. Ảnh: Thanh Thủy.

Ông Lê Thành Đô - Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết tỉnh đã triển khai cấp phép cho 13 dự án trồng cây mắc ca trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích khoảng hơn 60.000 ha và thực hiện chủ yếu theo 2 hình thức là tạo vùng lõi cho doanh nghiệp đầu tư trồng mắc ca và liên kết giữa doanh nghiệp với người dân để phát triển diện tích cây mắc ca. Trong các mô hình liên kết, tỉnh Điện Biên đã yêu cầu các doanh nghiệp là phải tuyển chọn bộ giống đã được Bộ Nông nghiệp và Môi trường công nhận để đưa vào trồng.  

Sản xuất bền vững để xây dựng thương hiệu 

Việc mở rộng diện tích vùng trồng cũng đồng nghĩa với áp lực về sâu bệnh, sinh vật gây hại gia tăng. Trong khi đó, mắc ca là cây trồng mới, nhiều người còn chưa nắm vững được kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch. Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô cho biết tỉnh đang yêu cầu cả hệ thống chính trị vào cuộc để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động người dân đảm bảo tuân thủ quy trình canh tác cây mắc ca theo đúng hướng dẫn.

Ngoài huyện Tuần Giáo, huyện Mường Ảng (cũ), tỉnh Điện Biên sẽ mở rộng diện tích trồng mắc ca ở 6 xã mới thành lập của huyện Điện Biên Đông (cũ) và 5 xã mới của huyện Mường Chà (cũ) nhằm đưa Điện Biên trở thành thủ phủ mắc ca.

Bà Chu Thị Thanh Xuân - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Điện Biên chia sẻ, tư duy, nhận thức của đồng bào các dân tộc tại các địa bàn trồng cây mắc ca đang thay đổi rõ rệt. Từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, bà con đã chuyển hướng sang tham gia vào các mô hình liên kết cùng các hợp tác xã, tuân thủ quy trình sản xuất theo chuỗi giá trị, đảm bảo truy xuất nguồn gốc và nâng cao giá sản phẩm.

Bà Xuân cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường sớm ban hành danh mục các loại thuốc BVTV được dùng trên cây mắc ca để người dân yên tâm sử dụng phòng chống sinh vật gây hại an toàn, hiệu quả, bền vững. 

Xem thêm
Thu nhập tiền tỷ từ nuôi dúi, don, chồn theo chuỗi khép kín

Nhiều hộ dân miền Tây chọn nuôi dúi, don, chồn... theo mô hình liên kết bao tiêu, vừa giúp tăng thu nhập, vừa mở ra hướng phát triển bền vững cho nông nghiệp đặc sản.

Dịch tả heo Châu Phi tái bùng phát tại Gia Lai

GIA LAI Qua nhiều năm dịch tả heo Châu Phi được khống chế nhờ giải pháp phòng chống dịch của ngành chức năng, nay dịch bệnh này tái xuất hiện tại phường An Nhơn Đông.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nâng tầm nông sản từ những mô hình trang trại bền vững

Hưng Yên đẩy mạnh mời gọi các nhà đầu tư phát triển trang trại theo hướng hữu cơ, liên kết sản xuất - tiêu thụ, tạo nền tảng vững chắc để nâng tầm giá trị nông sản.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Bình luận mới nhất