| Hotline: 0983.970.780

Tập huấn giúp nông dân tự tin kể câu chuyện sản phẩm OCOP

Thứ Tư 09/07/2025 , 23:01 (GMT+7)

LÀO CAI Qua các lớp tập huấn, giúp học viên tự tin hơn để kể câu chuyện về sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng mình làm ra.

Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Lào Cai vừa tổ chức 8 lớp tập huấn kỹ năng xúc tiến thương mại và phát triển sản phẩm OCOP của địa phương.

Học viên tham dự các lớp tập huấn gồm khuyến nông viên xã, nông dân, các hộ thành viên hợp tác xã, tổ hớp tác, tổ nhóm liên kết sản xuất hoặc các hộ có liên kết với hợp tác xã, ưu tiên người dân tộc thiểu số và phụ nữ. 8 lớp tập huấn được tổ chức tại 8 huyện, thị xã (cũ) của tỉnh Lào Cai, mỗi lớp có 50 học viên.

Các học viên viết câu chuyện về sản phẩm OCOP và giới thiệu, quảng bá cho các học viên trong lớp nghe, trao đổi góp ý. Ảnh: Lưu Hòa.

Các học viên viết câu chuyện về sản phẩm OCOP và giới thiệu, quảng bá cho các học viên trong lớp nghe, trao đổi góp ý. Ảnh: Lưu Hòa.

Học viên được giảng viên của Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Lào Cai chia sẻ, trao đổi những kiến thức cơ bản về xúc tiến thương mại và phát triển sản phẩm OCOP, một số kỹ năng cần thiết trong kinh doanh nhằm phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững.

Học viên cũng được phổ biến kiến thức tổng quan về thương hiệu và bản sắc của thương hiệu, kỹ năng xây dựng, quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm của địa phương. Bên cạnh đó thông tin cho học viên về thị trường và định hướng xúc tiến thương mại sản phẩm, hàng hóa, cách viết câu chuyện sản phẩm, cách quay video và đăng tải quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên các nền tảng mạng.

Ngoài phần học lý thuyết, các học viên còn trao đổi, thực hành viết câu chuyện kể về sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của địa phương và giới thiệu, quảng bá các sản phẩm...             

Hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn gặp rất nhiều hạn chế, chủ yếu sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, phân tán, hầu hết sản phẩm chưa xây dựng được quy chuẩn chất lượng và nhãn hiệu sản phẩm, việc tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn.

Bên cạnh đó, các tổ chức kinh doanh rất hạn chế về loại hình, số lượng và quy mô. Một trong những nguyên nhân chính là người dân thiếu kiến thức và hạn chế về kỹ năng kinh doanh thương mại, kỹ năng quảng bá, giới thiệu sản phẩm địa phương và nghiên cứu thị trường sản phẩm.

Qua các lớp tập huấn, giúp học viên tự tin hơn để kể câu chuyện về sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng mình làm ra, đồng thời có kiến thức cơ bản để sản xuất nông nghiệp theo quy mô hàng hóa, phát triển sản phẩm địa phương, sản phẩm OCOP bền vững.

Xem thêm
Ngành thú cưng lan nhanh từ thành thị về nông thôn

TP.HCM Nuôi thú cưng như ‘thành viên gia đình’ đang có xu hướng lan nhanh về nông thôn, mở ra tiềm năng phát triển ngành công nghiệp thú cưng năng động, bền vững tại Việt Nam.

Dịch tả heo Châu Phi tái bùng phát tại Gia Lai

GIA LAI Qua nhiều năm dịch tả heo Châu Phi được khống chế nhờ giải pháp phòng chống dịch của ngành chức năng, nay dịch bệnh này tái xuất hiện tại phường An Nhơn Đông.

Châu chấu tre tràn xuống ruộng vườn, phá trụi hoa màu

HÀ TĨNH Châu chấu tre đang xuất hiện với mật độ cao, gây hại nặng trên một số cây trồng ở Hà Tĩnh.

Nâng tầm nông sản từ những mô hình trang trại bền vững

Hưng Yên đẩy mạnh mời gọi các nhà đầu tư phát triển trang trại theo hướng hữu cơ, liên kết sản xuất - tiêu thụ, tạo nền tảng vững chắc để nâng tầm giá trị nông sản.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Bình luận mới nhất