| Hotline: 0983.970.780

Hỗ trợ người dân chuyển đổi sang chăn nuôi quy mô trang trại

Thứ Hai 14/07/2025 , 11:07 (GMT+7)

ĐỒNG THÁP Đó là một trong nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngành Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đồng Tháp đề ra đến cuối năm 2025.

Sáu tháng đầu năm, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp thể hiện đà phát triển nhờ dịch bệnh được kiểm soát ổn định. Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đồng Tháp, tình hình các bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi xảy ra lẻ tẻ và được kiểm soát hiệu quả không lây lan diện rộng.

Toàn tỉnh Đồng Tháp chỉ xuất hiện 14 ổ dịch tả heo Châu Phi với tổng đàn 176 con, 2 ổ dịch viêm da nổi cục trên bò với 3 con bò bệnh, 1 con heo được phát hiện mắc bệnh lở mồm long móng tại 1 cơ sở giết mổ và 3 ổ dịch cúm gia cầm với tổng đàn 6.160 con. Ngành chức năng đã triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để lây lan, dây dưa kéo dài.

Bên cạnh đó, ngành Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Tháp đã cấp phát 1.752,1 lít thuốc sát trùng cho các địa phương triển khai thực hiện tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường trong hoạt động chăn nuôi thú y đợt 1/2025. Qua đó, góp phần kiểm soát tốt các mầm bệnh đối với động vật trên cạn.

Ngành Chăn nuôi và Thú y Đồng Tháp đã cấp phát 1.752,1 lít thuốc sát trùng cho các địa phương. Ảnh: Minh Đảm.

Ngành Chăn nuôi và Thú y Đồng Tháp đã cấp phát 1.752,1 lít thuốc sát trùng cho các địa phương. Ảnh: Minh Đảm.

Các xã Mỹ Tịnh An, Lương Hòa Lạc, Bình Ninh, An Thạnh Thủy, Chợ Gạo, Tân Thuận Bình (Đồng Tháp) được xem là thủ phủ ngành chăn nuôi gia cầm của tỉnh. Đàn vật nuôi của các địa phương này chiếm khoảng 30% tổng đàn vật nuôi toàn tỉnh.

Theo ngành chức năng, đợt tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng vừa qua có 4.740 cơ sở chăn nuôi và 9 chợ được hỗ trợ cấp phát thuốc sát trùng với tổng số lít đã cấp là 499,8 lít; trong đó số thuốc được sử dụng thực tế là 483 lít. Đối tượng nhận hỗ trợ là các xã có cơ sở giết mổ được cấp phép hoạt động theo quy định và xã đã từng xảy ra dịch bệnh động vật trong vòng 6 tháng. Tiêu chí hộ được hỗ trợ là hộ có đàn vật nuôi dưới 10 đơn vị và chợ có buôn bán gia cầm sống trong xã được hỗ trợ.

Riêng các đối tượng ngoài diện hỗ trợ, ngành chức năng phân công viên chức giám sát công tác tiêu độc khử trùng tại các cơ sở chăn nuôi quy mô trang trại. Kết quả, có 12 cơ sở giết mổ động vật, 23 điểm tập trung trứng gia cầm, 478 cơ sở chăn nuôi thực hiện công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, nơi tập kết trứng gia cầm.

Theo ông Nguyễn Bảo Quốc, chủ cơ sở chăn nuôi gà và kinh doanh trứng gà sạch Quốc Mai tại xã Lương Hòa Lạc, chăn nuôi gia cầm phải chú ý đến vấn đề vệ sinh chuồng trại, an toàn sinh học để hạn chế dịch bệnh và sản phẩm đạt chất lượng cao, cạnh tranh tốt trên thị trường.

Ông Nguyễn Bảo Quốc chia sẻ thêm: “Quan trọng nhất là cần vệ sinh, sát trùng chuồng trại thường xuyên. Đặc biệt đối với phân gà để không bị ruồi nhặng nên dọn dẹp 7 ngày/lần. Bên cạnh đó, sử dụng chế phẩm sinh học phân hủy phân gà, hạn chế vi sinh vật có hại, mùi hôi”.

Ông Nguyễn Bảo Quốc cho biết, cần thực hiện an toàn sinh học để hạn chế dịch bệnh, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Nguyễn Bảo Quốc cho biết, cần thực hiện an toàn sinh học để hạn chế dịch bệnh, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm. Ảnh: Minh Đảm.

Hỗ trợ chuyển đổi sang quy mô trang trại

Theo ông Lê Hà Luân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Đồng Tháp, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, ngành sẽ tiếp tục hỗ trợ người chăn nuôi chuyển đổi quy mô sang trang trại đồng thời hướng dẫn các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi theo Luật Chăn nuôi, Luật Thú y, cơ chế, chính sách phát triển chăn nuôi.

Về công tác phòng chống dịch bệnh trên vật nuôi, ngành sẽ chủ động thực hiện các hoạt động theo 2 tình huống. Khi chưa xảy ra dịch bệnh, ngành cung cấp đầy đủ các loại vaccine miễn phí cho các đối tượng được trong diện tiêm phòng theo quy định. Đối với các đối tượng ngoài diện được hỗ trợ sẽ vận động, tuyên  truyền để người chăn nuôi chủ động phòng bệnh cho đàn vật nuôi.

Khi dịch bệnh xảy ra, ngành sẽ phối hợp với chính quyền địa phương triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên cạn theo quy định. Đồng thời, tổ chức tiêu hủy nhanh toàn bộ số động vật sống nhiễm bệnh và tập trung triển khai quyết liệt đồng bộ các giải pháp về hành chính, kỹ thuật trong công tác phòng chống dịch, giảm thiểu tối đa dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

 Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Đồng Tháp, đến nay đàn heo của tỉnh đạt gần 670.000 con, tăng 17,6%; đàn bò trên 180.000 con, tăng 3,8%; đàn gia cầm trên 28 triệu con, tăng 2,5%; đã đạt từ 80% đến hơn 90% kế hoạch năm của ngành.

Xem thêm
Liên tiếp phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Ngãi

Thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại Quảng Ngãi với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng trăm con lợn buộc phải tiêu hủy.

Khánh Hòa tạo cú hích cho du lịch nông nghiệp

Khánh Hòa đang hoàn thiện Đề án phát triển du lịch sinh thái giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất