| Hotline: 0983.970.780

Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi:

[Bài 3] Bên trong nhà máy ấp trứng hiện đại nhất Đông Nam Á

Thứ Bảy 12/07/2025 , 08:18 (GMT+7)

Bel Gà Tây Ninh tiên phong sản xuất gà giống công nghệ cao, tự động hóa toàn quy trình, góp phần nâng tầm ngành gia cầm Việt Nam trên bản đồ khu vực.

Một ngày ở "công xưởng trứng vàng"

Bel Gà Tây Ninh là kết tinh của liên doanh giữa ba tên tuổi lớn trong lĩnh vực nông nghiệp: Bel Gà (Bỉ), De Heus (Hà Lan) và Tập đoàn Hùng Nhơn (Việt Nam). Nhà máy được xây dựng trên diện tích hơn 15.000 m² tại KCN Thành Thành Công (Trảng Bàng, Tây Ninh), với tổng vốn đầu tư hơn 200 tỉ đồng. Công suất hiện tại đạt hơn 19 triệu gà con/năm, và sẽ tăng gấp đôi khi bước vào giai đoạn II.

Hệ thống trang thiết bị tư động hóa bên trong khu vực nhà máy ấp trừng Bel Gà Tây Ninh. Ảnh: Trần Trung.

Hệ thống trang thiết bị tư động hóa bên trong khu vực nhà máy ấp trừng Bel Gà Tây Ninh. Ảnh: Trần Trung.

Trời còn mờ sương, ánh đèn trong nhà máy Bel Gà Tây Ninh đã sáng rực. Từng đoàn xe vận chuyển trứng thụ tinh từ các trại gà bố mẹ trực thuộc bắt đầu nối đuôi nhau vào khu tiếp nhận. Trong bộ đồ bảo hộ trắng tinh, anh Nguyễn Đức Quảng đã có mặt từ rất sớm.

“Thời điểm này quan trọng lắm, phải kiểm tra từng khay trứng, đảm bảo không có sai sót ngay từ đầu vào”, anh Quảng chia sẻ, tay không ngừng rà soát các chỉ số trên màn hình điều khiển trung tâm.

Dẫn chúng tôi đi dọc khu nhà ấp kín bưng, nơi không khí được lọc bằng hệ thống chuyên dụng, duy trì nhiệt độ, độ ẩm ở mức tối ưu tuyệt đối, anh Quảng cho biết thêm, không chỉ hiện đại, điểm khác biệt lớn nhất của Bel Gà là tự động hóa gần như tuyệt đối. Mỗi khâu trong quy trình đều được kiểm soát chặt chẽ bằng công nghệ.

Anh Quảng tỉ mỉ kiểm tra từng quả trứng gà sau khi đưa vào máy. Ảnh: Trần Trung.

Anh Quảng tỉ mỉ kiểm tra từng quả trứng gà sau khi đưa vào máy. Ảnh: Trần Trung.

Chúng tôi được tận mắt chứng kiến toàn bộ hành trình trứng “hóa gà” trong vòng 21 ngày. Đầu tiên là công đoạn lựa chọn trứng bằng máy Bintgen, loại thiết bị hiện đại có khả năng phát hiện các trứng kém chất lượng qua ánh sáng xuyên thấu. Trứng đạt tiêu chuẩn được chuyển sang khâu khử trùng, vệ sinh và sắp xếp vào máy ấp Petersime theo công nghệ hàng đầu từ châu Âu.

“Đây chính là trái tim của nhà máy,” anh Quảng giới thiệu, chỉ tay về dãy máy ấp trứng hiện đại đang vận hành êm ái. “Máy tự động điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, luân phiên đảo trứng 6 lần/ngày để mô phỏng điều kiện tự nhiên giống như gà mẹ ấp”.

Đến ngày thứ 18, trứng sẽ được chuyển sang máy Reseter để kích thích giai đoạn nở. Sau 3 ngày tiếp theo, những chú gà con đầu tiên cất tiếng kêu chào đời, sẵn sàng bước vào khâu phân loại, kiểm tra sức khỏe, tiêm vacxin và xác định giới tính bằng công nghệ hình ảnh.

Nhà máy ấp trứng với công nghệ hiện đại, tự động hóa 100%, đảm bảo an toàn sinh học. Ảnh: Trần Trung.

Nhà máy ấp trứng với công nghệ hiện đại, tự động hóa 100%, đảm bảo an toàn sinh học. Ảnh: Trần Trung.

Với tính chất đặc thù, nhà máy luôn đặt yếu tố an toàn sinh học lên hàng đầu. Mọi người ra vào khu vực sản xuất đều phải đi qua hệ thống khử khuẩn, thay đồ bảo hộ và rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng.

“Ở đây không có chỗ cho sai sót. Mỗi con giống khi rời nhà máy đều mang theo kỳ vọng về chất lượng và sự sống còn của cả chuỗi chăn nuôi”, anh Quảng nhấn mạnh.

Đưa giống gà Việt vươn xa

Anh Quảng cho biết thêm, triết lý vận hành của Bel Gà là: "Con giống là gốc rễ của sự thành công", bởi nếu không có giống tốt, dù chuồng trại hay thức ăn có hiện đại đến đâu thì hiệu quả cũng không thể đạt tối ưu. Vì vậy, công tác chọn lọc di truyền, giữ gìn đàn bố mẹ, kiểm tra từng mẻ trứng luôn được thực hiện nghiêm ngặt như trong một bệnh viện.

Gà con khi nở được giám sát chặt chẽ. Ảnh: Trần Trung.

Gà con khi nở được giám sát chặt chẽ. Ảnh: Trần Trung.

Sau giờ nghỉ trưa ngắn ngủi, anh Quảng lại tất bật kiểm tra tiến độ xuất gà con. Hôm nay, một lô hàng 50.000 con gà con giống hướng thịt sắp được vận chuyển đến các trang trại đối tác ở Đồng Nai và Campuchia.

“Chúng tôi không đơn thuần là nơi sản xuất, mà còn là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị chăn nuôi khép kín: từ con giống - thức ăn - nuôi dưỡng - giết mổ - phân phối. Nhờ có liên kết chiến lược với De Heus và Hùng Nhơn, mỗi lứa gà con sinh ra tại đây đều có ‘bến đỗ’ sẵn”, anh Quảng giải thích.

Việc xây dựng mô hình liên kết này cũng phù hợp với định hướng phát triển ngành gia cầm theo chuỗi giá trị bền vững mà Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang thúc đẩy.

Bel Gà luôn xác định 'Con giống là gốc rễ' của sự thành công trong ngành chăn nuôi gia cầm. Ảnh: Trần Trung.

Bel Gà luôn xác định "Con giống là gốc rễ" của sự thành công trong ngành chăn nuôi gia cầm. Ảnh: Trần Trung.

Phát biểu tại Hội nghị “Phát triển ngành gia cầm Việt Nam theo chuỗi giá trị bền vững” tổ chức ngày 22/5 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến đã nhấn mạnh: “Ngành chăn nuôi gia cầm cần chiến lược dài hạn, quy hoạch hợp lý, đặc biệt ưu tiên các mô hình an toàn sinh học và công nghệ cao như Bel Gà Tây Ninh”.

Sau gần 40 năm đổi mới, sản lượng thịt và trứng của Việt Nam đã đạt con số ấn tượng: 2,4 triệu tấn thịt và trên 2 tỷ quả trứng/năm. Tuy nhiên, nếu không cải tiến công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh, ngành khó vươn ra thế giới.

Bel Gà Tây Ninh chính là một lời đáp cho bài toán ấy. Nơi đây không chỉ sản xuất gà con, mà còn khẳng định vị thế Việt Nam trên bản đồ nông nghiệp công nghệ cao Đông Nam Á. Không ngoa khi gọi nơi này là “công xưởng trứng vàng”, khi mỗi ngày, hàng trăm ngàn gà con được đưa ra đời trong môi trường tiệt trùng, giám sát bằng công nghệ 4.0 và mang trong mình tiềm năng chinh phục các thị trường khó tính nhất.

Xem thêm
Những mốc son lịch sử của ngành Thú y Việt Nam

Theo Cục trưởng Dương Tất Thắng, kể từ khi được hình thành, ngành Thú y đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển chung của ngành nông nghiệp'.

7.000 cây cau mỗi năm cho thu nhập 700 triệu đồng

THANH HÓA Với 14.000 gốc cau, trong đó 7.000 cây đã cho thu hoạch, tốn ít công chăm sóc, thương lái thu mua tại vườn, ông Dũng có thu nhập mỗi năm trên 700 triệu đồng.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Kiểm lâm A Lưới xin thêm người, sớm được cấp kinh phí phòng chống cháy rừng

HUẾ Hạt Kiểm lâm đã đề xuất Sở Nông nghiệp và Môi trường, Chi cục Kiểm lâm TP. Huế tăng cường thêm cán bộ kiểm lâm cho khu vực A Lưới

Bình luận mới nhất