| Hotline: 0983.970.780

Khánh Hòa tạo cú hích cho du lịch nông nghiệp

Thứ Hai 14/07/2025 , 07:35 (GMT+7)

Khánh Hòa đang hoàn thiện Đề án phát triển du lịch sinh thái giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tại hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa (cũ) lần thứ nhất nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã xây dựng nghị quyết về tăng trưởng hai con số giai đoạn 2025 - 2030, trong đó xác định 4 trụ cột động lực kinh tế gồm công nghiệp; năng lượng; du lịch, dịch vụ; đô thị, xây dựng.

Ngoài tập trung phát triển du lịch biển, đảo, ẩm thực, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, lịch sử… thì du lịch nông nghiệp đang được tỉnh Khánh Hòa chú trọng khai thác nhằm mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo, kết hợp khám phá thiên nhiên, thưởng thức đặc sản và tìm hiểu văn hóa địa phương. 

Những vườn nho trĩu quả là tiềm năng du lịch nông nghiệp độc đáo của Khánh Hòa. Ảnh: Nguyễn Cơ.

Những vườn nho trĩu quả là tiềm năng du lịch nông nghiệp độc đáo của Khánh Hòa. Ảnh: Nguyễn Cơ.

Du lịch nông nghiệp Khánh Hòa hoàn toàn có thể phát triển bởi đây là địa phương có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi thông qua nhiều sản phẩm nông nghiệp như bưởi da xanh, sầu riêng, chuối, nha đam, hành, tỏi, xoài, nho, táo, dưa lưới, dê, cừu...

Nho là cây trồng đặc thù tại khu vực phía nam của tỉnh Khánh Hòa. Tính đến hết năm 2024, diện tích trồng nho của tỉnh đạt hơn 1.100 ha, mỗi năm cung cấp cho thị trường từ 26.000 - 28.000 tấn nho ăn tươi. 

Nghề trồng nho phát triển rất mạnh tại các địa phương như xã Vĩnh Hải, Ninh Phước, Ninh Sơn, phường Đô Vinh, Ninh Chử..., nhất là các giống nho ăn tươi như nho đỏ (Red Cardinal), nho xanh (NH01-48), nho hồng nhật (NH01-152), nho kẹo, nho Black Queen và các giống nho rượu. Một số giống nho mới cho năng suất cao, chất lượng tốt cũng đã được trồng khảo nghiệm, đánh giá tính thích nghi để nhân rộng như nho mẫu đơn, nho hạ đen, nho ngón tay đen… Đây là những giống nho ăn tươi mới, không hạt, có chất lượng cao và nhiều triển vọng giúp người trồng nho nâng cao hiệu quả kinh tế.

Du khách có thể tự do đi dạo dưới những giàn nho xanh mát, ngắm những chùm nho trĩu quả với những màu sắc xanh, đỏ, vàng… đan xen trong mỗi chùm nho chín mọng, tự tay hái quả, thưởng thức các sản phẩm từ nho và chụp ảnh với background vô cùng độc đáo, hiếm nơi nào có được.

Nhiều nhà vườn ở Khánh Hòa đã biết kết hợp khai thác hiệu quả hoạt động du lịch nông nghiệp. Ảnh: Nguyễn Cơ.

Nhiều nhà vườn ở Khánh Hòa đã biết kết hợp khai thác hiệu quả hoạt động du lịch nông nghiệp. Ảnh: Nguyễn Cơ.

Đặc biệt, nhiều nhà vườn còn thiết kế các hoạt động trải nghiệm thú vị như hái nho, làm siro nho, làm rượu nho, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về quy trình trồng, chăm sóc nho, giúp du khách hòa mình với thiên nhiên và hiểu rõ hơn về quá trình làm nên các sản phẩm từ nho.

Theo ông Trịnh Minh Hoàng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, hiện nông dân đã có góc nhìn khác về du lịch bởi thông qua phát triển du lịch nông nghiệp, họ có thể bán được nông sản với giá trị cao… Tuy nhiên, để phát triển du lịch nông nghiệp một cách bền vững cần có những giải pháp phát triển đồng bộ như đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng các tour, tuyến du lịch, đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá và hỗ trợ người dân cách làm du lịch…

Hiện tỉnh Khánh Hòa đang hoàn thiện Đề án phát triển du lịch sinh thái giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu là hình thành các điểm đến gắn với bảo tồn thiên nhiên, phát huy bản sắc văn hóa và tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương.

Cùng với hạ tầng, Khánh Hòa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lưu trú, ẩm thực, tour trải nghiệm nông nghiệp – văn hóa. Các hoạt động quảng bá sẽ tập trung vào lễ hội trái cây, chợ phiên vùng cao, đêm cồng chiêng, sản phẩm OCOP và hành trình khám phá đời sống đồng bào Raglai. Mục tiêu là xây dựng hệ sinh thái du lịch hoàn chỉnh, hài hòa giữa phát triển kinh tế và gìn giữ bản sắc.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài 4] Sức bật công nghệ đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Với định hướng trở thành 'Nhà bếp của thế giới', nhờ sức bật từ công nghệ, CPV Food Bình Phước từng bước đưa sản phẩm chăn nuôi Việt ra thế giới.

Liên tiếp phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Ngãi

Thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại Quảng Ngãi với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng trăm con lợn buộc phải tiêu hủy.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất