| Hotline: 0983.970.780

Nguy cơ trắng tay vì sương muối

Thứ Hai 10/02/2020 , 13:15 (GMT+7)

Sau đợt sương muối, hàng trăm ha cây trồng ở huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) lâm vào tình trạng héo lá, chết dần, nông dân có nguy cơ trắng tay trong thời gian tới.

17-23-06_nh_1_suong_muoi
Đợt sương muối xảy ra trong nhiều ngày khiến cây trồng bị cháy lá, hư hỏng.

Trên sườn đồi ở xã Đạ Chais (huyện Lạc Dương), gia đình anh Đa Chu Kpri canh tác 6 sào cà phê và vừa kết thúc đợt thu hoạch trước tết. Khi gia đình đang chăm sóc để cây ra hoa cho vụ sắp tới thì hiện tượng sương muối xảy ra làm toàn bộ cây bị đui đọt, cháy lá, héo úa.

Theo anh Kpri, cây trong vườn có độ tuổi từ 6-10 năm và cho thu hoạch đều. Trước tết, vườn cho thu hoạch trên 5 tấn trái và giúp gia đình anh có nguồn thu trên 50 triệu đồng.

“Nghe bà con báo sương muối nên tôi vội khoác đồ ấm rồi chạy lên rẫy xem xét. Khi tới thì thấy lá cà phê trong vườn bị phủ bởi một màu trắng như vôi. Biết bị sương muối nhưng không có cách nào để xử lý vì không có hệ thống tưới phun sương như các hộ trồng rau”, anh Đa Chu Kpri buồn bã chia sẻ.

Theo nông dân 32 tuổi này, hiện tại, toàn bộ cây trong vườn đều có chung đặc điểm là lá bị cháy khô, đọt non bị lụn. “Cây thế này thì mùa tới trắng tay. Giờ chỉ mong cây sống sót, hy vọng vào những năm sau”, anh Kpri thổ lộ.

Chung cảnh ngộ, vườn cà phê 3ha của gia đình ông Vũ Bá Hòa (xã Đạ Chais) đang bị khô héo, rụng lá do ảnh hưởng sương muối. Đây là khu vườn 3 năm tuổi và cây bước vào độ cho năng suất cao nhất.

Theo ông Hòa, kể từ tết đến nay, nền nhiệt độ ở địa phương rất thấp và thường xuyên lạnh giá về ban đêm, đặc biệt rạng sáng. Có những rạng sáng nhiệt độ ngoài trời chỉ ở khoảng 5-10 độ C.

Vào sáng 29 tết, nhiệt độ thấp nên sương muối xuất hiện trên một số vườn cây, vạt cỏ thấp bên suối sau đó tan nhanh. Đến rạng sáng 12-13-14 tháng Giêng (tức các ngày 5-6-7/2) thì hiện tượng sương muối tiếp tục xuất hiện và với mức độ nghiêm trọng hơn.

Ông Hòa kể: “Từ cỏ bên đường cho đến rau màu, cà phê trên sườn đồi đều bị đóng băng. Đến khoảng 8-9h sáng, khi mặt trời lên cao thì sương muối bắt đầu tan. Tuy nhiên, tan đến đâu thì lá cây héo úa và rục xuống đến đấy. Chỉ những hộ trồng rau, có hệ thống phun sương bật máy tưới sớm mới tránh được thiệt hại”.

17-23-06_nh_3_suong_muoi
Hàng trăm ha cây trồng bị hư hại vì sương muối.
Ông Hoàng Xuân Hải, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Lạc Dương cho biết, đang thống kê thiệt hại và sau đó hỗ trợ cho người dân theo quy định. Sau đợt này sẽ khuyến cáo người dân tái canh các giống cà phê tốt hơn, năng suất cao hơn và chịu được giá rét.

Một nông dân gần trụ sở UBND xã Đạ Chais cho biết, gia đình ông canh tác gần sào khoai lang và đã bị hư hỏng hoàn toàn. Ông cho biết: “Mấy ngày trước cây đang tươi tốt, xanh một vùng nhưng giờ thì héo úa, trơ trọi cả. Lá non, lá già đều cháy đen, thân cây thì lụn và khô. Giờ nhìn vườn rau giống như cây bị chết vì thuốc diệt cỏ”.

Ông Liêng Jrang Ha Thuyên, Phó Chủ tịch UBND xã Đạ Chais cho biết, vào khoảng năm 2015, địa phương từng hứng chịu đợt sương muối kéo dài trong 7 ngày. Toàn bộ cây trồng của người dân bị ảnh hưởng khiến nhiều gia đình thất thu. Năm nay, tình trạng sương muối xuất hiện 3 ngày và có thể tiếp diễn trong những ngày tới.

“Xã có 500ha cà phê thì có 150ha đã bị cháy lá, hư hỏng. Con số này chưa thể hiện hết vì nhiều nơi trong vùng chúng tôi chưa thể thống kê. Khả năng nhiều gia đình sẽ mất trắng mùa vụ cà phê năm nay”, ông Liêng Jrang Ha Thuyên cho biết.

Đợt sương muối kéo dài không chỉ gây thiệt hại đến nông dân xã Đạ Chais. Một số địa phương khác như xã Đa Nhim, xã Đạ Sar (huyện Lạc Dương) cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong đó, xã Đa Nhim ghi nhận trên 300ha cà phê cùng nhiều ha rau trồng ngoài trời của người dân bị cháy lá, hư hỏng.

Sau khi xảy ra tình trạng sương muối, ngành nông nghiệp huyện Lạc Dương đã thành lập 3 tổ công tác và phối hợp với các xã Đạ Chais, Đa Nhim, Đạ Sar để nắm bắt tình hình thiệt hại. Đồng thời phổ biến đến người dân các biện pháp phòng chống giá rét, sương muối cho cây trồng để duy trì cho những vụ sau.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Thú y Hải Phòng sau sáp nhập: [Bài cuối] Cơ hội vàng kiện toàn hệ thống thú y

HẢI PHÒNG Việc sáp nhập đã mang đến cho Hải Phòng cơ hội để thực hiện những giải pháp đột phá, kiện toàn hệ thống thú y và chuỗi giá trị chăn nuôi an toàn, bền vững

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

'Cánh đồng công nghệ' - lời giải cho bài toán tăng trưởng xanh

HẢI PHÒNG Mô hình trồng lúa công nghệ cao được triển khai tại Hải Phòng là phép thử cho tư duy sản xuất mới, hướng tới nền nông nghiệp giảm phát thải, hiệu quả và bền vững.

Kiểm ngư Vùng 5: Không có vùng xám trong chống khai thác IUU

Lực lượng Kiểm ngư Vùng 5 quyết liệt tuần tra, xử lý vi phạm trên biển, khẳng định không có ngoại lệ, không có vùng xám trong chống khai thác IUU.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất