| Hotline: 0983.970.780

Khắc phục hiện tượng sượng múi ở bưởi

Thứ Sáu 06/12/2019 , 07:15 (GMT+7)

Lạm dụng bón thừa phân đạm thì cây bưởi khi ra hoa, kết trái có biểu hiện rất tốt, nhưng chất lượng quả lại không đảm bảo, biểu hiện thường thấy là múi bị sượng và nhạt.

Để khắc phục hiện tượng sượng múi bưởi thì việc bón phân cân đối, hợp lí chính là yếu tố quyết định.

Cây bưởi, đặc biệt là bưởi da xanh là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, nhưng nếu nhà vườn không nắm rõ kỹ thuật canh tác, chỉ tập trung chăm sóc với mục tiêu bưởi ra trái to mẫu mã đẹp, mà bỏ qua yếu tố chất lượng sẽ gây sượng múi làm giảm giá trị thương phẩm trái.

Chăm sóc cây bưởi để đạt cả tiêu chí về mẫu mã và chất lượng luôn là mục tiêu nhà vườn hướng đến và mỗi nhà vườn sẽ có kinh nghiệm riêng phụ thuộc vào giống, chất đất, khí hậu nơi canh tác.

Với kinh nghiệm gần 20 năm trồng bưởi, bí quyết của lão nông Phạm Anh Ta, ngụ thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chính là việc đảm bảo cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho cây, đặc biệt là phân hữu cơ và phân bón NPK có bổ sung trung, vi lượng. Điều này là rất quan trọng và không được tiết kiệm.

Theo các nhà khoa học, quá trình canh tác cây bưởi, nếu nhà vườn chỉ tập trung bón phân đơn, bón quá nhiều đạm mà thiếu canxi, kali, tỷ lệ N-P-K không cân đối, thiếu trung, vi lượng, tỷ lệ Sun-phát kali quá thấp làm thừa Clo sẽ dễ gây ra hiện tượng sượng múi. Ngoài ra, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cây kiệt sức. Nếu không có biện pháp kỹ thuật chăm sóc đúng thì cây phải mất thời gian phục hồi và khó tiếp tục cho năng suất ở các vụ sau.

Lạm dụng bón thừa phân đạm thì cây bưởi khi ra hoa, kết trái có biểu hiện rất tốt, nhưng chất lượng quả lại không đảm bảo, biểu hiện thường thấy là múi bị sượng và nhạt, thời gian bảo quản ngắn, nhanh thối, cây dễ phát sinh nhiều sâu bệnh.

Trong canh tác bưởi, có thể nói, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò trọng yếu. Để đảm bảo chất lượng quả và khắc phục hiện tượng sượng múi bưởi thì việc bón phân cân đối, hợp lí chính là yếu tố quyết định.

Theo các nhà khoa học, ở những vùng khác nhau, chế độ bón phân cho cây bưởi cũng sẽ khác nhau. Cụ thể, khu vực miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên với đặc tính đất thường không giữ được nước, nhiều vùng đất ở dạng đất xám bạc màu như tỉnh Tây Ninh thì cách bón là cần chia nhỏ lượng phân bón cho mỗi lần bón, để cây trồng được sử dụng tối đa, đồng thời tránh thất thoát. Riêng ĐBSCL thì ngược lại, có thể bón 1 lần vì đặc tính đất có thể giữ được nước và phân.

Để cây bưởi cho năng suất, chất lượng cao, chế độ dinh dưỡng các nhà khoa học khuyến cáo nhà vườn cần bổ sung:

- Giai đoạn sau thu hoạch, sau khi cắt cành, tạo tán, cần bón lót phân hữu cơ, và các chế phẩm vi sinh, và phân bón NPK với thành phần đạm, lân cao để thúc cây ra rễ và phục hồi cành lá. Có thể sử dụng các công thức NPK chuyên dùng như NPK 20-15-5+TE hoặc NPK 20-20-15+TE. Với lượng bón từ 0,5- 1kg.

- Sau đó, bón để thúc cây ra hoa có thể sử dụng những sản phẩm có tỷ lệ dinh dưỡng 1:1:1 chẳng hạn NPK Đầu Trâu 16-16-16, lượng bón tầm 0,5-1 kg, lượng bón này giảm theo tuổi cây.

- Giai đoạn nuôi trái đến thu hoạch thường kéo dài 8 tháng hơn nên cần chia nhỏ từng thời kì để dễ chăm sóc.

- Giai đoạn trái nhỏ bón NPK 20-15-5 TE để thúc trái lớn nhanh lên.

- Giai đoạn trái đã lớn bón NPK có tỉ lệ kali cao và có bổ sung trung vi lượng như NPK 15-5-20 TE sẽ tăng độ ngọt, mẫu mã đẹp. Lượng bón mỗi lần khoảng 300-500gr, bón từ 1 – 1,5 tháng/lần, bón từ 3-4 lần.

Với cây bưởi da xanh ở ĐBSCL cũng như ở khu vực miền Đông Nam Bộ, việc nhà vườn có tập quán canh tác để cây cho ra trái liên tục cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng trái nếu chế độ bón phân không hợp lí.

10-35-41_du_tru

Những trường hợp này, các nhà khoa học khuyến cáo, các công thức với thành phần tỉ lệ 1:1:1 sẽ rất phù hợp. Bà con có thể sử dụng NPK Đầu Trâu 16-16-16+TE được bổ sung các chất trung, vi lượng như canxi, magie, và đặc biệt là kẽm thông minh – Smart Zinc sẽ phù hợp với các giai đoạn trái, góp phần khắc phục hiện tượng khô đầu múi, sượng múi ở cây bưởi và cho mẫu mã trái đẹp hơn.

Xem thêm
Khởi công trang trại heo 300 tỷ đồng

GIA LAI Dự án sau khi đi vào hoạt động sẽ là mô hình hiện đại, thân thiện với môi trường, góp phần vào phát triển kinh tế và an sinh xã hội tại địa phương.

Cháu bé 3 tuổi tử vong do bệnh dại

GIA LAI Bị chó hoang cắn, tuy nhiên gia đình không đưa đến cơ sở y tế để được tư vấn, tiêm phòng vacxin khiến cháu bé 3 tuổi tử vong ngay sau đó.

Đi giữa ngàn xanh

GIA LAI Khoát hơn nửa vòng tay, Rô Krik nói: ‘Giờ đây, xã Đất Bằng đã khoác lên mình một màu xanh bất tận, màu xanh của ấm no, đủ đầy và ngập tràn hạnh phúc".

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Biến lá khóm thành tơ sợi

TIỀN GIANG Mỗi ngày, anh Nguyễn Ngọc Quyền ở Tiền Giang thu gom 2 tấn lá khóm để sản xuất 15kg tơ sợi cung ứng cho các nhà máy đánh bông, dệt vải.

Tôm giống tốt 'mở đường' thắng lợi cho vụ xuân hè

Hà Tĩnh Ngoài yếu tố vệ sinh ao hồ, chất lượng con giống là yêu cầu hàng đầu để quyết định thắng lợi hay thất bại vụ nuôi tôm xuân hè năm 2025.

'Cuộc chiến' giữ rừng phòng hộ: [Bài 4] Nhân rộng diện tích rừng FSC

Đồng Nai Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc là đơn vị lâm nghiệp đầu tiên trong tỉnh Đồng Nai được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế FSC.