| Hotline: 0983.970.780

An Giang kỳ vọng lập kỷ lục trên 1,5 triệu tấn lúa vụ thu đông

Thứ Năm 17/07/2025 , 06:01 (GMT+7)

An Giang Là tỉnh có diện tích trồng lúa lớn nhất ĐBSCL, An Giang có kế hoạch xuống giống vụ thu đông 2025 hơn 254.700 ha, ước sản lượng thu hoạch đạt trên 1,5 triệu tấn.

Xuống giống chắc chắn

Từ đầu tháng 7, nông dân An Giang đã bắt tay vào sản xuất vụ lúa thu đông 2025, trên nền đất lúa 3 vụ/năm, lúa hè thu thu hoạch xong đến đâu, bà con vệ sinh đồng ruộng, xuống giống đến đấy. Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh yêu cầu triển khai các giải pháp kỹ thuật để đảm bảo vụ mùa đạt hiệu quả cao nhất, đặc biệt là khâu tuân thủ lịch thời vụ, né rầy nâu và liên kết tiêu thụ lúa hàng hóa.

Ông Nguyễn Văn Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh An Giang cho biết, vụ thu đông 2025, tỉnh thực hiện song song 2 kế hoạch xuống giống, với tổng diện tích hơn 254.700 ha. Trong đó, lịch xuống giống đối với cơ sở 1 (tỉnh Kiên Giang cũ), bắt đầu từ 1/7 đến 10/8/2025, diện tích hơn 86.000 ha. Đối với cơ sở 2 (tỉnh An Giang cũ), xuống giống từ 15/7 đến 31/8/2025, diện tích hơn 168.600 ha.

Vụ thu đông 2025, nông dân An Giang ứng dụng biện pháp sạ thưa bằng máy sạ cụm, với lượng lúa giống khoảng 80 kg/ha. Ảnh: Trung Chánh.

Vụ thu đông 2025, nông dân An Giang ứng dụng biện pháp sạ thưa bằng máy sạ cụm, với lượng lúa giống khoảng 80 kg/ha. Ảnh: Trung Chánh.

Đến nay, nông dân đã xuống giống được trên 80.000 ha, lúa chủ yếu ở giai đoạn mạ và đẻ nhánh, tập trung tại các xã, phường như: Giồng Riềng, Thạnh Hưng, Long Thạnh, Hòa Hưng, Ngọc Chúc, Hòa Thuận, Tân Hội, Tân Hiệp, Thạnh Đông, Thạnh Lộc, Mỹ Thuận, Bình Giang, Giang Thành, Vĩnh Điều, Vĩnh Thông, Rạch Giá (cơ sở 1) và Ba Chúc, Tri Tôn, Ô Lâm, Cô Tô, Vĩnh Gia, Mỹ Hòa Hưng, Bình Đức, Long Xuyên, Mỹ Thới (cơ sở 2).

Ruộng sau khi được vệ sinh sạch sẽ, nông dân sử dụng máy để san phẳng mặt, tạo điều kiện để thuận lợi cho gieo sạ lúa thu đông 2025. Ảnh: Trung Chánh.

Ruộng sau khi được vệ sinh sạch sẽ, nông dân sử dụng máy để san phẳng mặt, tạo điều kiện để thuận lợi cho gieo sạ lúa thu đông 2025. Ảnh: Trung Chánh.

Theo ông Hiền, Chi cục phân công cán bộ kỹ thuật bám sát địa bàn, khuyến cáo nông dân xuống giống tập trung, né rầy. Nông dân căn cứ lịch khuyến cáo của từng tiểu vùng để xuống giống, nhưng phải đảm bảo thời gian giãn cách giữa 2 vụ sản xuất lúa ít nhất là 20 ngày. Trong cùng một tiểu vùng không để lúa xuống giống xen kẽ kiểu da báo, nhằm phòng ngừa dịch hại, giảm áp lực sâu bệnh, đặc biệt là bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá do rầy nâu.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng duy trì diện tích xả lũ gần 25.400 ha ở 32 tiểu vùng, để lấy phù sa, đảm bảo duy trì độ phì nhiêu và điều tiết sinh thái cho đất sản xuất lúa nước. Tuyệt đối, không gieo sạ ở vùng chưa có đê bao kiểm soát lũ triệt để. Các địa phương cần rà soát, củng cố đê bao và chuẩn bị phương án thoát nước, tránh ngập úng trong giai đoạn đòng trổ, thu hoạch.

Đảm bảo thu hoạch an toàn

Cùng với việc khuyến cáo nông dân tuân thủ nghiêm lịch gieo sạ, Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật tỉnh An Giang cũng hướng dẫn bà con thực hiện đồng bộ các biện pháp canh tác hiệu quả. Theo đó, nhà nông cần áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, kiểm soát dịch hại từ đầu vụ, như áp dụng “1 phải, 5 giảm”, “3 giảm, 3 tăng”, theo quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL; cơ giới hóa khâu gieo cấy và các biện pháp sạ thưa với lượng giống gieo sạ từ 80-100 kg/ha; áp dụng công nghệ sinh thái: trồng hoa trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch.

Đồng thời, cần thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm dịch hại, chủ động xử lý. Chỉ phun thuốc bảo vệ thực vật khi áp lực sâu bệnh gia tăng đến ngưỡng và sử dụng theo nguyên tắc "4 đúng".

Về cơ cấu giống, An Giang tiếp tục triển khai hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, với 4-5 giống chủ lực và 4-5 giống bổ sung. Nên sử dụng giống lúa chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thị trường, có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu với các dịch hại như rầy nâu, đạo ôn, cháy bìa là và cứng cây để hạn chế đổ ngã.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang tổ chức triển khai và nâng cao chất lượng cánh đồng lớn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, sản xuất lúa đạt các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và gắn với mã số vùng trồng để đảm bảo đầu ra bền vững. Cùng với đó là phối hợp với các địa phương chủ động kết nối doanh nghiệp để tiêu thụ lúa hàng hóa thuận lợi, tránh ùn ứ khi nông dân vào cao điểm thu hoạch.

Với kế hoạch được chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo sản xuất ăn chắc, ngành nông nghiệp An Giang kỳ vọng sẽ thu hoạch dứt điểm toàn bộ diện tích lúa thu đông 2025, với năng suất trung bình đạt 5,9 tấn/ha, lần đầu tiên lập kỷ lục tổng sản lượng ước đạt trên 1,5 triệu tấn lúa hàng hóa. 

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng 21 xã ở Phú Thọ

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Trần Duy Đông đã ra văn bản khẩn chỉ đạo cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ ứng phó với dịch tả lợn Châu Phi.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Hiện đại hóa vườn ươm bằng bầu hữu cơ siêu nhẹ

TUYÊN QUANG Mô hình ứng dụng bầu siêu nhẹ trong sản xuất cây giống mở ra hướng đi mới đầy tiềm năng cả về kinh tế lẫn môi trường cho ngành lâm nghiệp.

Kiểm ngư Vùng 5: Không có vùng xám trong chống khai thác IUU

Lực lượng Kiểm ngư Vùng 5 quyết liệt tuần tra, xử lý vi phạm trên biển, khẳng định không có ngoại lệ, không có vùng xám trong chống khai thác IUU.

Lộ trình phát triển 20ha dược liệu dưới tán rừng FSC

Hà Tĩnh Thiên niên kiện, lim xanh và mây là các loại dược liệu được trồng dưới tán rừng đã có chứng chỉ FSC để nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Bình luận mới nhất