| Hotline: 0983.970.780

Cây cối bị đóng băng ở Lâm Đồng

Thứ Sáu 07/02/2020 , 13:31 (GMT+7)

Nhiệt độ xuống thấp khiến cây trồng ở Lâm Đồng bị lớp sương muối trắng toát bao phủ.

Rạng sáng 7/2, sương muối xuất hiện ở nhiều vùng miền núi của huyện Lạc Dương, Lâm Đồng.
Đợt sương muối bắt đầu từ khoảng đêm 5/2 và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng của nông dân các xã Đạ Sar, Đạ Nhim, Đạ Chais... 
Theo người dân, vào khoảng rạng sáng, nhiệt độ ở vùng núi xuống 5 độ C nên cỏ cây ở địa phương bị bao phủ bởi lớp băng mỏng (sương muối) trắng toát. 
Theo cán bộ xã Đạ Chais, khoảng 5 năm trước, xã từng hứng chịu đợt sương muối trong suốt 7 ngày, gây thiệt hại nặng về cây trồng.
Trên lá, cành cây có lớp băng trắng bao bọc.
Ông Nguyễn Bá Hòa, nông dân trồng cà phê ở Đạ Chais cho biết: "Vào rạng sáng 29 Tết Nguyên đán xuất hiện sương muối và sau đó tan nhanh. Đến ngày 12 tháng Giêng (ngày 5/2) thì hiện tượng tiếp tục diễn ra".
Một cành cỏ khô bị lớp băng bao phủ.
Ông Đoàn Thành Công, cán bộ xã Đạ Chais cho biết: "Những vườn cây ở dưới thấp hoặc gần suối thì xuất hiện lớp băng dày hơn, thiệt hại nặng hơn. Gần trụ sở UBND xã có vườn khoai lang của người dân bị rụi tàn hoàn toàn". 
Theo ông Công, sương muối xuất hiện vào rạng sáng và tan nhanh khi mặt trời mọc. Khi băng tan, cây cối cũng bị héo úa, chết dần. 
Cây cỏ dại trong ruộng của người dân chết rục sau khi sương muối tan.
Ở xã Đạ Chais, sương muối gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân trồng cà phê. Theo thống kê của UBND xã, đến sáng 7/2, toàn địa phương ghi nhận 150ha cà phê bị héo úa, hư hại.
"Kinh tế của người dân phụ thuộc vào cà phê nên đợt này họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn", ông Liêng Jrang Ha Thuyên, Phó chủ tịch UBND xã Đạ Chais thổ lộ. 
Anh Đa Chu Kpri, người trồng 6 sào cà phê cho biết, toàn bộ cây từ 6-10 năm tuổi của gia đình đã héo úa. "Mùa vụ sắp tới chắc chắn trắng tay. Giờ chỉ mong cây đừng chết". 
Trong sáng 7/2, ngành nông nghiệp huyện Lạc Dương đã vào các xã bị sương muối để nắm bắt tình hình, thống kê thiệt hại. Ông Hoàng Xuân Hải, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Lạc Dương cho biết chưa có thống kê thiệt hại cụ thể, tuy nhiên có thể có đến hàng trăm ha cây trồng bị ảnh hưởng.

Xem thêm
Tăng sức 'đề kháng' cho ngành chăn nuôi trước dịch bệnh

Lead: Bản tin NN&MT tối 23/7 mang đến những thông tin thời sự nổi bật: Tăng sức ‘đề kháng’ cho ngành chăn nuôi trước dịch bệnh; Việt Nam nỗ lực vì môi trường bền vững; Tây Ninh tạo đột phá với chăn nuôi công nghệ cao… Mời quý vị cùng theo dõi!

Tạo giá trị khác biệt đối với 4 cây trồng lợi thế: chuối, dứa, dừa, chanh dây.

Chương trình tọa đàm với sự tham dự của các diễn giả: Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT); Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ Tịch HĐQT Công ty CP Nafoods; Ông Phạm Quốc Liêm, Chủ tịch Công ty cổ phần nông nghiệp U&I (Unifarm); Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam; Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam. Nhà báo Trần Cao, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường điều hành tọa đàm.

Gia Lai phòng chống dịch tả lợn Châu Phi ngay từ cơ sở

Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến phức tạp, ngành chức năng tỉnh Gia Lai đã đưa ra các biện pháp phòng chống dịch ngay từ cơ sở.

Cá ngừ - thế mạnh gần tỷ đô đang 'khóc'

Với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1 tỷ USD mỗi năm, thế nhưng cá ngừ - thế mạnh thứ ba của thủy sản Việt Nam đang đối mặt hàng loạt khó khăn do vướng mắc từ Nghị định 37.

Bình luận mới nhất