| Hotline: 0983.970.780

Liên kết tạo nguồn trái cây nguyên liệu ổn định và bền vững

Thứ Tư 09/07/2025 , 12:36 (GMT+7)

Để trái cây Việt Nam có thể xuất khẩu tới nhiều thị trường, doanh nghiệp không thể không liên kết với nông dân nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn định, bền vững.

Thu hoạch thanh long ở Bình Thuận. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Thu hoạch thanh long ở Bình Thuận. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ngoài thị trường Trung Quốc, trái cây Việt Nam đang có nhiều cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác như Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản... Tuy nhiên, để đưa trái cây Việt Nam đi xa, các doanh nghiệp phải đảm bảo được nguồn hàng cả về sản lượng lẫn chất lượng. Để trái cây xuất khẩu đảm bảo chất lượng và đáp ứng các tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu, phải bắt đầu từ khâu sản xuất của nông dân.

Theo ông Nguyễn Phong Phú, Giám đốc Kỹ thuật Vina T&T Group, nông dân sản xuất trái cây cần được cập nhật kịp thời các tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật, dư lượng hóa chất của các nước nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện nay, ở các địa phương, khi tập huấn về bảo vệ thực vật cho nông dân trồng cây ăn trái, ngành nông nghiệp thường mới chỉ tập trung vào các vấn đề như kiểm soát dịch hại, kiểm soát sâu bệnh trên cây trồng mà chưa cung cấp cho nông dân những thông số liên quan tới dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên trái cây, quy định về dư lượng các loại hóa chất trên trái cây của các nước nhập khẩu.

Công ty cũng có bộ phận kỹ thuật đi tập huấn cho nông dân về quy định dư lượng hóa chất trên trái cây, nhưng do nhân sự có hạn nên số lần và thời gian tập huấn không nhiều. Do thiếu cập nhật, hướng dẫn về quy định của các nước nhập khẩu, nguồn trái cây đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thường không ổn định.

Ngoài ra, trong quá trình nông dân xử lý sau thu hoạch cũng như vận chuyển trái cây tới công ty, tỷ lệ trái cây bị dập nát, hư hỏng, bị nhiễm nấm... khá cao. Trái cây xuất khẩu phải là trái cây loại 1.Với lượng trái cây bị hư hỏng trong quá trình xử lý sau thu hoạch và vận chuyển của nông dân, công ty chỉ có thể chọn ra được khoảng 30-40% trái cây đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Vì vậy, công ty thường gặp khó trong việc tìm đủ nguồn trái cây đáp ứng được cho các lô hàng xuất khẩu.

Công nghệ hiện nay có thể kéo dài thời gian bảo quản trái xoài sau thu hoạch tới 30-40 ngày. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Công nghệ hiện nay có thể kéo dài thời gian bảo quản trái xoài sau thu hoạch tới 30-40 ngày. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Việc không có nguồn trái cây nguyên liệu ổn định cũng khiến cho doanh nghiệp ngại ngần trong việc ký kết các đơn hàng xuất khẩu lớn. Vì khi đã ký hợp đồng mà không thực hiện được, doanh nghiệp sẽ phải bồi thường và bị mất uy tín với đối tác. Do đó, các doanh nghiệp phải chuẩn bị đủ nguồn nguyên liệu rồi mới dám ký hợp đồng.

Vì vậy, để doanh nghiệp có thể mạnh dạn ký hợp đồng xuất khẩu trái cây tới các thị trường, nhất là những thị trường lớn, khó tính, ông Phú cho rằng giữa doanh nghiệp và nông dân không thể không liên kết với nhau để tạo nguồn trái cây nguyên liệu ổn định và bền vững. Bên cạnh đó, khâu bảo quản cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa trái cây Việt Nam đi xa. 

Thời gian qua, Vina T&T đã đưa các kỹ sư, nhân viên kỹ thuật đi tập huấn, đào tạo ở các nước như Indonesia, Thái Lan... để học hỏi những kỹ thuật xử lý trái cây sau thu hoạch và đưa ra các biện pháp giúp cho trái cây tươi lâu hơn. Nhờ vậy, đến nay, Vina T&T đã có một đội ngũ chuyên nghiên cứu về những quy trình sơ chế, chế biến sau thu hoạch. Qua đó, giúp cho trái cây kéo dài tuổi thọ, giảm thiểu những rủi ro về về hư hại, về nấm mốc trong quá trình vận chuyển từ Việt Nam sang các nước nhập khẩu.

Hiện nay, nhiều loại trái cây xuất khẩu của Vina T&T đã có thể đến với những thị trường xa nhờ bảo quản được lâu dài. Chẳng hạn, trái xoài của công ty hiện đã có thể bảo quản được 30-40 ngày. Với thời gian bảo quản như vậy, khi cập cảng và lên kệ ở các siêu thị của nước nhập khẩu, trái xoài vẫn còn tươi ngon và đủ thời gian để tiêu thụ. Trái dừa của Vina T&T hiện có thời gian bảo quản lên tới 60 ngày, qua đó, khi tới tay người tiêu dùng ở châu Âu, châu Úc, Mỹ..., trái dừa vẫn đảm bảo được chất lượng, hương vị.

Xem thêm
Thu nhập tiền tỷ từ nuôi dúi, don, chồn theo chuỗi khép kín

Nhiều hộ dân miền Tây chọn nuôi dúi, don, chồn... theo mô hình liên kết bao tiêu, vừa giúp tăng thu nhập, vừa mở ra hướng phát triển bền vững cho nông nghiệp đặc sản.

Dịch tả heo Châu Phi tái bùng phát tại Gia Lai

GIA LAI Qua nhiều năm dịch tả heo Châu Phi được khống chế nhờ giải pháp phòng chống dịch của ngành chức năng, nay dịch bệnh này tái xuất hiện tại phường An Nhơn Đông.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nâng tầm nông sản từ những mô hình trang trại bền vững

Hưng Yên đẩy mạnh mời gọi các nhà đầu tư phát triển trang trại theo hướng hữu cơ, liên kết sản xuất - tiêu thụ, tạo nền tảng vững chắc để nâng tầm giá trị nông sản.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Bình luận mới nhất