| Hotline: 0983.970.780

Gỡ 4 rào cản giúp kinh tế tư nhân phát huy nuôi biển công nghệ cao

Thứ Ba 08/07/2025 , 09:35 (GMT+7)

Doanh nghiệp tư nhân khó có thể 'đơn độc vượt sóng' nếu không có sự chia sẻ rủi ro từ hệ thống chính sách.

PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế phân tích, có 4 rào cản cốt lõi đang kìm hãm khu vực tư nhân phát huy vai trò trong phát triển nuôi biển công nghệ cao.

Thứ nhất, về mặt thể chế, hiện vẫn còn thiếu sự nhất quán, chưa thực sự tạo dựng được môi trường kiến tạo và đồng hành cùng doanh nghiệp. Nuôi biển là một lĩnh vực quan trọng, do đó cần phải xây dựng văn bản, thể chế, khung pháp lý riêng, có thể là luật riêng, trước mắt là Nghị định riêng về vấn đề này. Tuy nhiên, hiện nay thể chế còn phân tán ở các luật, như: Luật Đầu tư, Luật Đất đai…, nên chưa tập trung, chưa thể hiện sự minh bạch, rõ ràng.

Hiện nay, nhiều vùng biển tiềm năng chưa được quy hoạch bài bản cho nuôi biển công nghiệp. Ảnh: Duy Học.

Hiện nay, nhiều vùng biển tiềm năng chưa được quy hoạch bài bản cho nuôi biển công nghiệp. Ảnh: Duy Học.

Bên cạnh đó, việc phân cấp, phân quyền cũng chưa rõ ràng, minh bạch. Hiện nay, trong quá trình tinh gọn bộ máy và đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, việc phân cấp, phân quyền đang được đặc biệt chú trọng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và tạo điều kiện chủ động cho địa phương.

Ngoài ra, vẫn còn thiếu các cơ chế đủ mạnh để bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính, tuân thủ pháp luật. Điều này khiến không ít doanh nghiệp còn e dè, chưa dám mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực nuôi biển công nghệ cao.

Thứ hai, quy hoạch phát triển còn thiếu ổn định, nặng cơ chế “xin - cho”, chưa tạo được nền tảng đồng hành cùng doanh nghiệp.

Thứ ba, rào cản lớn nằm ở vấn đề tiếp cận tín dụng. Dù Chính phủ đã ban hành các chính sách hỗ trợ như: Nghị định số 55/2015/NĐ-CP và Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhưng trên thực tế doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các chính sách này.

Thứ tư, một vấn đề không kém phần quan trọng là môi trường đầu tư hiện vẫn chưa đủ minh bạch và thuận lợi để doanh nghiệp yên tâm đầu tư ổn định, lâu dài và bền vững. Vì vậy, cần sớm có giải pháp tháo gỡ những vướng mắc này một cách đồng bộ và hiệu quả.

Hiện vẫn chưa có gói tín dụng chuyên biệt cho nuôi biển và gần như không có cơ chế bảo hiểm phù hợp nếu gặp thiên tai, dịch bệnh. Ảnh: Duy Học.

Hiện vẫn chưa có gói tín dụng chuyên biệt cho nuôi biển và gần như không có cơ chế bảo hiểm phù hợp nếu gặp thiên tai, dịch bệnh. Ảnh: Duy Học.

Từ góc độ của doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Hải Bình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn STP (STP Group), chia sẻ, thực tế triển khai, có nhiều “điểm nghẽn” lớn đang khiến khu vực tư nhân dè dặt với đầu tư nuôi biển công nghệ cao, dù ai cũng thấy đây là một lĩnh vực tiềm năng.

Một là, “nghẽn” ở quy hoạch vùng nuôi. Hiện nay, nhiều vùng biển tiềm năng chưa được quy hoạch bài bản cho nuôi biển công nghiệp. Doanh nghiệp muốn đầu tư bài bản cần một không gian biển rõ ràng, ổn định và có thể gắn bó lâu dài, nhưng quy hoạch thì chậm cập nhật, manh mún hoặc chồng lấn các loại hình khai thác khác như vận tải, du lịch, đánh bắt...

Hai là, khó khăn trong cấp phép và thủ tục hành chính. Từ việc xin vùng nuôi, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đến xây dựng hạ tầng và cấp phép đầu tư đều mất rất nhiều thời gian và mỗi địa phương lại có cách làm khác nhau. Điều này làm tăng chi phí cơ hội và giảm quyết tâm đầu tư của doanh nghiệp tư nhân, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Ba là, thiếu chính sách tín dụng và bảo hiểm đặc thù. Nuôi biển công nghệ cao là lĩnh vực đầu tư lớn, rủi ro cao và cần vốn trung - dài hạn. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có gói tín dụng chuyên biệt cho ngành này và gần như không có cơ chế bảo hiểm phù hợp nếu gặp thiên tai, dịch bệnh. Doanh nghiệp tư nhân khó có thể "đơn độc vượt sóng" nếu không có sự chia sẻ rủi ro từ hệ thống chính sách.

Bốn là, khoảng trống về chuyển giao công nghệ và thị trường. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư nhưng thiếu thông tin, thiếu công nghệ phù hợp với điều kiện thực địa, cũng như thiếu hệ sinh thái hỗ trợ về giống, vật tư, bảo quản, chế biến... Đầu ra cũng chưa ổn định, chưa có đủ các tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng để kết nối vào chuỗi giá trị xuất khẩu.

Bốn rào cản lớn, từ thể chế phân tán, quy hoạch thiếu ổn định, tín dụng khó tiếp cận đến môi trường đầu tư chưa minh bạch đang là lực cản khiến kinh tế tư nhân khó phát huy vai trò trong nuôi biển công nghệ cao. Nếu không được tháo gỡ một cách thực chất và nhất quán, những "điểm nghẽn" này sẽ tiếp tục làm chậm lại quá trình chuyển đổi mô hình nuôi biển theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững.

Doanh nghiệp tư nhân, dù năng động và sẵn sàng đổi mới, cũng không thể một mình xoay xở giữa những rủi ro và chi phí cao. Vì vậy, cần một hệ thống chính sách đồng hành thực sự, không chỉ tạo điều kiện mà còn chia sẻ rủi ro để giải phóng nguồn lực đầu tư, khơi thông tiềm năng và đưa ngành nuôi biển Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển đột phá.

Xem thêm
Người được dúi 'trả lương' mỗi tháng hơn 20 triệu đồng

'Vợ nhà nước trả lương, còn chồng thì được con dúi trả lương'. Bà con ở xã Tân Sơn mới, tỉnh Phú Thọ thỉnh thoảng lại tếu táo về anh Nguyễn Trung Nam như vậy.

Dịch tả heo Châu Phi tái bùng phát tại Gia Lai

GIA LAI Qua nhiều năm dịch tả heo Châu Phi được khống chế nhờ giải pháp phòng chống dịch của ngành chức năng, nay dịch bệnh này tái xuất hiện tại phường An Nhơn Đông.

Khẩn trương phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng

Tại các địa phương từ Nghệ An đến TP Huế, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng đang gia tăng do thời tiết thuận lợi cho sinh vật hại phát triển.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nâng tầm nông sản từ những mô hình trang trại bền vững

Hưng Yên đẩy mạnh mời gọi các nhà đầu tư phát triển trang trại theo hướng hữu cơ, liên kết sản xuất - tiêu thụ, tạo nền tảng vững chắc để nâng tầm giá trị nông sản.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Phát triển bền vững dược liệu dưới tán rừng

Nếu thiếu quy hoạch và kỹ thuật, mô hình dược liệu dưới tán rừng rất dễ đi chệch hướng.

Bình luận mới nhất