| Hotline: 0983.970.780

Khẩn trương phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng

Chủ Nhật 06/07/2025 , 21:38 (GMT+7)

Tại các địa phương từ Nghệ An đến TP Huế, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng đang gia tăng do thời tiết thuận lợi cho sinh vật hại phát triển.

Sâu bệnh tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước

Theo Trung tâm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật vùng khu IV, vụ hè thu – vụ mùa 2025, toàn vùng khu IV đã gieo cấy được 268.475,7ha lúa.

Hiện tại, lúa trà sớm khoảng gần 131.000 ha đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ - đứng cái; lúa trà chính vụ 17.536 ha trong giai đoạn đẻ nhánh; lúa trà muộn đang được gieo cấy.

Thời tiết nắng nóng xen kẽ mưa rào và dông thuận lợi cho sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh, gây hại. Theo báo cáo của các Chi cục Trồng trọt và BVTV, Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi trong vùng đến ngày 3/7, có tình trạng sâu cuốn lá nhỏ phát sinh gây hại trên lúa đẻ nhánh.

Tại tỉnh Hà Tĩnh, sâu cuốn lá gây hại nặng trên lúa hè thu. Ảnh: Thanh Nga.

Tại tỉnh Hà Tĩnh, sâu cuốn lá gây hại nặng trên lúa hè thu. Ảnh: Thanh Nga.

Diện tích nhiễm toàn vùng là 3.547 ha (nặng 82 ha), phân bố tại Nghệ An 437 ha (nặng 5 ha), Hà Tĩnh 565 ha (nặng 30 ha), Quảng Trị 745 ha (nặng 47 ha), TP Huế 1.800 ha.

So với kỳ trước, diện tích nhiễm sâu bệnh đã tăng hơn 2.170 ha; tăng hơn 3.397 ha so với cùng kỳ năm trước. Trong khi diện tích phòng trừ mới đạt 567 ha.

Diện tích nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng là 400 ha, nặng 50 ha. Cụ thể, Nghệ An có 95 ha, Hà Tĩnh 255 ha (nặng 50 ha), Quảng Trị 50 ha.

So với kỳ trước, diện tích nhiễm tăng hơn 297 ha; tăng 307 ha so với cùng kỳ năm trước. Diện tích đã phòng trừ là 700 ha.

Hiện tại trên đồng ruộng sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng có nhiều tuổi đan xen do hiện tượng gối lứa.

Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn Quốc gia, Đài khí tượng thủy văn Trung Bộ, thời gian tới điều kiện thời tiết tiếp tục nắng nóng xen kẽ những ngày có mưa rào và dông, là điều kiện thuận lợi cho sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng tiếp tục phát sinh gây hại trên diện rộng, gây trắng lá, (cháy chòm) trên một số diện tích lúa đẻ nhánh, đứng cái, nếu công tác phòng trừ không kịp thời.

Khẩn trương hướng dẫn người dân phòng trừ

Để chủ động hạn chế thấp nhất thiệt hại do các đối tượng sinh vật gây hại trên gây ra, Trung tâm Trồng trọt và BVTV khu IV đề nghị Chi cục Trồng trọt và BVTV/Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi các tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn (Trung tâm DVNN/Trạm Trồng trọt và BVTV…), phối hợp tốt với lãnh đạo các xã, phường phân công cán bộ phụ trách bám sát đồng ruộng khoanh vùng theo trà lúa.

Qua đó, điều tra, phát hiện, dự tính dự báo kịp thời những diện tích có mật độ sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại với mật độ cao; tham mưu biện pháp kỹ thuật phòng trừ, đồng thời phối hợp với các ban, ngành liên quan trên địa bàn để tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, nông dân phòng trừ hiệu quả.

Cụ thể:

Đối với sâu cuốn lá nhỏ: Hướng dẫn phun trừ trên những diện tích có mật độ sâu non cao từ 30 con/m2 trở lên bằng các loại thuốc có hoạt chất: Indoxacarb, Isocycloseram, Chlorantraniliprole, Lufenuron, Emamectin benzoate... phun theo liều lượng khuyến cáo. Phun khi sâu ở tuổi 1 – 3, đảm bảo đủ lượng nước thuốc (từ 20-25 lít/500m2), phun ướt đều vào thân, lá lúa.

Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng: Chỉ đạo phun trừ kịp thời những diện tích có mật độ cao, khi rầy tuổi nhỏ, tránh phun tràn lan dẫn tới bộc phát rầy. Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất như: Pymetrozine; Dinotefuran; Acetamiprid+ Imidacloprid; Clothianidin; Thiamethoxam... để phun trừ theo liều khuyến cáo. Đảm bảo đủ lượng nước thuốc ( từ 20 – 25 lít/500m2), phun ướt đều vào phần thân, lá lúa.

Các cơ quan, đơn vị cần tăng cường kiểm tra việc khuyến cáo, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, hướng dẫn nông dân chăm sóc, bón phân cân đối tăng cường bón phân kali luôn giữ đủ nước trong ruộng để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt.

Trung tâm Trồng trọt và BVTV khu IV cũng đề nghị các Chi cục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp tốt với các cơ quan thông tin đại chúng, các ban ngành liên quan trong việc hướng dẫn chỉ đạo phòng trừ.

Hiện nay, châu chấu tre lưng vàng đã và đang phát sinh gây hại tại các tỉnh Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa. Các Chi cục cần tăng cường kiểm tra, giám sát khả năng di chuyển, mức độ gây hại hướng dẫn chỉ đạo phòng trừ bằng các biện pháp. 

Vợt bắt; Đốt đèn thu hút trưởng thành; Phun thuốc hóa học theo nguyên tắc 4 đúng. Tuyệt đối không để châu chấu tre lưng vàng di chuyển gây hại lúa, ngô, rau màu...

Xem thêm
Người chăn gà du mục và ước mơ thay đổi hình ảnh nông dân Việt

Sáng đó sương dâng ngập trời Tân Sơn, tôi lên núi chăn gà du mục để nghe Đức kể về ước mơ thay đổi hình ảnh 'cổ cày, vai bừa' của nông dân Việt.

Dịch tả heo Châu Phi tái bùng phát tại Gia Lai

GIA LAI Qua nhiều năm dịch tả heo Châu Phi được khống chế nhờ giải pháp phòng chống dịch của ngành chức năng, nay dịch bệnh này tái xuất hiện tại phường An Nhơn Đông.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Biến phụ phẩm quả xoài thành phân hữu cơ

ĐỒNG THÁP Biến phế phẩm xoài thành phân hữu cơ không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn mở ra mô hình kinh tế tuần hoàn, nâng cao giá trị cho nông nghiệp Đồng Tháp.

Biến vùng đất sâu, trũng thành 'vựa' cá Koi tiền tỷ

HẢI PHÒNG Từ bỏ lối canh tác truyền thống, anh Vũ Văn Quân táo bạo chuyển đổi sang nuôi cá Koi Nhật Bản kết hợp kinh tế tuần hoàn, tạo ra giá trị bất ngờ.

Vườn Quốc gia Vũ Quang - tương lai du lịch xanh

HÀ TĨNH Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia Vũ Quang, giai đoạn 2025 - 2030.

Bình luận mới nhất