| Hotline: 0983.970.780

Giá mận hậu giảm mạnh, nông dân vẫn lãi khá

Chủ Nhật 06/07/2025 , 18:03 (GMT+7)

SƠN LA Giá mận hậu năm nay giảm mạnh khiến cho người trồng mận ở Mộc Châu kém vui, nhưng nhiều nhà vườn vẫn có lợi nhuận khá nhờ chi phí sản xuất không cao.

Mùa mận hậu năm 2025 ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) đang đi vào những ngày thu hoạch cuối cùng. Dù đã vào cuối vụ nhưng trong nhiều vườn mận, những quả mận đến độ chín vẫn còn chi chít, tím sẫm trên cành. Màu đỏ, màu tím của quả, màu xanh của lá cùng tạo nên một bản phối đầy màu sắc, thu hút du khách gần xa đến tham gia các tour hái mận.

Trái ngược với sự hân hoan của du khách, những chủ vườn mận trên cao nguyên Mộc Châu lại đang trải qua một mùa mận kém vui.

Mận hậu mới thu hoạch ở nhà vườn Khánh Anh, phường Tân Yên. Ảnh: Sơn Trang.

Mận hậu mới thu hoạch ở nhà vườn Khánh Anh, phường Tân Yên. Ảnh: Sơn Trang.

Ông Nguyễn Văn Đốc, chủ vườn mận hậu lớn ở phường Thảo Nguyên cho biết, năm nay mận được mùa nhưng giá lại giảm mạnh, chỉ bằng gần một nửa, thậm chí bằng 1/3 so với mùa mận năm ngoái. Hiện giá mận loại nhỏ bán tại vườn chỉ còn khoảng 4.000 - 5.0000 đồng/kg, loại lớn từ 10.000 - 15.000 đồng/kg.

Dù giá mận giảm mạnh nhưng gia đình ông Đốc vẫn có lợi nhuận nhờ chi phí đầu tư không cao. Gia đình ông hiện có gần 1.500 gốc mận, tổng sản lượng ước khoảng 70 - 80 tấn quả. Tổng chi phí cho mỗi cây mận (bón phân, chăm sóc…) trong vụ 2025 hết khoảng 150.000 đồng, trong khi năng suất của mỗi cây đạt từ 70 - 80 kg đến hơn 100 kg. Tính ra, mùa mận năm nay gia đình ông Đốc có lợi nhuận khoảng 1 tỷ đồng - mức lãi thấp hơn nhiều so với những mùa mận trước bởi có vụ gia đình ông bỏ túi hơn 2 tỷ đồng sau khi trừ hết chi phí.

Để có chi phí sản xuất, ông Đốc được hỗ trợ tích cực từ Agribank Chi nhánh Mộc Châu với khoản vay ngắn hạn 4,5 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi chỉ 5,5%/năm.

Ông Đốc (trái) trao đổi với cán bộ của Agribank Chi nhánh Mộc Châu về mùa mận hậu 2025. Ảnh: Sơn Trang.

Ông Đốc (trái) trao đổi với cán bộ của Agribank Chi nhánh Mộc Châu về mùa mận hậu 2025. Ảnh: Sơn Trang.

Khoản vốn ấy ngoài việc đầu tư chăm sóc vườn mận, cam, hồng và các cây ngắn ngày khác trên tổng diện tích 20 ha, ông Đốc còn đầu tư phân bón cho các vườn mận liên kết trong vùng. Sản lượng từ những vườn mận này được ông thu mua lại với mức 30 - 40 tấn/ngày. Mận tự sản xuất và mận thu mua được ông xuất bán tới nhiều tỉnh thành trên cả nước, vào tới tận chợ đầu mối Thủ Đức ở TP.HCM.

Ngoài ra, nhờ được vay vốn lớn với lãi suất ưu đãi, ông Đốc còn mạnh dạn đầu tư máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất mận cũng như các loại cây ăn trái khác. Một phần vốn được dùng để mua thêm đất nhằm mở rộng trang trại.

Ngoài ông Đốc, nhiều nông dân trồng mận ở cao nguyên Mộc Châu tuy cũng đang trải qua một mùa mận kém vui nhưng vẫn yên tâm sản xuất nhờ nguồn vốn tín dụng kịp thời của Agribank Chi nhánh Mộc Châu. Dư nợ của Agribank Chi nhánh Mộc Châu hiện chiếm khoảng 40% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thị xã Mộc Châu (cũ).

Mận hậu Mộc Châu. Ảnh: Sơn Trang.

Mận hậu Mộc Châu. Ảnh: Sơn Trang.

Mộc Châu là một trong những vùng trồng mận hậu lớn của cả nước với diện tích gần 3.500 ha. Nhờ khí hậu mát mẻ, đất đai màu mỡ, ngoài mận hậu, nhiều loại cây ăn trái cũng đang được phát triển ở đây như mơ, cam, xoài...

Bên cạnh nguồn thu từ quả mận hậu, vào mùa mận ra hoa trắng cả núi rừng hay mùa mận chín đỏ cành, nhiều vườn mận ở cao nguyên Mộc Châu lại có thêm nguồn thu từ những du khách đến tham quan vườn mận, chụp ảnh cùng hoa mận hay trải nghiệm thu hoạch mận nơi đây.

Bà Phạm Mỹ Anh, chủ vườn Khánh Anh ở xã Tân Yên cho biết, để giúp du khách có thêm những trải nghiệm thú vị, nhà vườn của bà có thêm những dịch vụ, sản phẩm khác như cho thuê trang phục truyền thống của người H'Mông để khách chụp ảnh với hoa mận, quả mận, làm mận xào gừng, hồng treo gió... để khách có thêm những đặc sản Mộc Châu mang về làm quà.

Xem thêm
Người chăn gà du mục và ước mơ thay đổi hình ảnh nông dân Việt

Sáng đó sương dâng ngập trời Tân Sơn, tôi lên núi chăn gà du mục để nghe Đức kể về ước mơ thay đổi hình ảnh 'cổ cày, vai bừa' của nông dân Việt.

Cải tiến an toàn sinh học trước các rủi ro mới

Cải tiến an toàn sinh học và truy xuất nguồn gốc, Dự án hướng đến ngành chăn nuôi lợn an toàn, minh bạch và phát triển bền vững trước các rủi ro sinh học mới.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Lan tỏa chuyển đổi số đến hợp tác xã lúa gạo ĐBSCL

CẦN THƠ Khóa đào tạo giảng viên nguồn về phần mềm quản lý sản xuất, kế toán và bán hàng cho HTX lúa ĐBSCL góp phần chuyển đổi số và phát triển chuỗi giá trị bền vững.

Biến vùng đất sâu, trũng thành 'vựa' cá Koi tiền tỷ

HẢI PHÒNG Từ bỏ lối canh tác truyền thống, anh Vũ Văn Quân táo bạo chuyển đổi sang nuôi cá Koi Nhật Bản kết hợp kinh tế tuần hoàn, tạo ra giá trị bất ngờ.

Vườn Quốc gia Vũ Quang - tương lai du lịch xanh

HÀ TĨNH Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia Vũ Quang, giai đoạn 2025 - 2030.

Bình luận mới nhất