| Hotline: 0983.970.780

Mô hình thâm canh ngô khiến nông dân Lào mê tít

Thứ Tư 02/07/2025 , 06:17 (GMT+7)

Tháng 10/2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định sang tỉnh Salavan (Lào) xây dựng mô hình thâm canh cây ngô. Mô hình đã làm thay đổi thói quen canh tác của người dân nước bạn.

Chuyển giao quy trình thâm canh ngô

Theo biên bản ký kết hợp tác giữa UBND tỉnh Bình Định (cũ) và chính quyền 4 tỉnh Nam Lào giai đoạn 2021 - 2025, cuối năm 2024, lãnh đạo tỉnh Bình Định đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh cử cán bộ sang tỉnh Salavan (Lào) xây dựng mô hình thâm canh cây ngô. Kỹ sư Hồ Quang Thạch, cán bộ Phòng Khuyến nông của Trung tâm Khuyến nông Bình Định được lãnh đạo đơn vị tin tưởng giao nhiệm vụ này.

Mô hình thâm canh cây ngô do Trung tâm Khuyến nông Bình Định (cũ) xây dựng giúp nông dân Salavan (Lào) thay đổi thói quen canh tác. Ảnh: TTKNBĐ.

Mô hình thâm canh cây ngô do Trung tâm Khuyến nông Bình Định (cũ) xây dựng giúp nông dân Salavan (Lào) thay đổi thói quen canh tác. Ảnh: TTKNBĐ.

Tháng 10/2024, kỹ sư Hồ Quang Thạch lên đường sang Salavan thực hiện nhiệm vụ. Trước đó, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã làm việc với Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Salavan, Phòng Nông lâm nghiệp huyện Salavan để phối hợp chọn địa điểm xây dựng mô hình và vận động nông dân tham gia theo đúng kỹ thuật được hướng dẫn, đóng góp công lao động và đối ứng kinh phí thực hiện mô hình. Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Salavan cử ông Samlane Vongsakoune, chuyên viên Phòng Trồng trọt tham gia hỗ trợ; Phòng Nông lâm nghiệp huyện Salavan cử ông Koumman Khammanyvong, chuyên viên Phòng Trồng trọt tham gia hỗ trợ, thực hiện mô hình.

Mô hình thâm canh cây ngô có quy mô 5 ha, giống ngô nếp lai F1 SD 268 và 42 hộ dân tham gia, được triển khai tại 4 bản gồm Phôn Tan, Phôn Boc, Dông Nong và Na Khoi Sao thuộc huyện Salavan, tỉnh Salavan (Lào). Thời gian thực hiện 5 tháng (từ tháng 10/2024 - 3/2025).

Nông dân Salavan (Lào) tiếp thu quy trình kỹ thuật thâm canh ngô do Trung tâm Khuyến nông Bình Định (cũ) chuyển giao để áp dụng vào sản xuất. Ảnh: TTKNBĐ.

Nông dân Salavan (Lào) tiếp thu quy trình kỹ thuật thâm canh ngô do Trung tâm Khuyến nông Bình Định (cũ) chuyển giao để áp dụng vào sản xuất. Ảnh: TTKNBĐ.

Theo kỹ sư Hồ Quang Thạch, đất chọn để xây dựng mô hình là đất lúa chuyển đổi. Trên đất ấy, mỗi năm nông dân địa phương chỉ làm một vụ lúa từ tháng 5 đến tháng 9 rồi sau đó bỏ hoang đến năm sau chứ không trồng cây gì khác. Cách trồng ngô truyền thống của nông dân ở đây cũng khác xa nông dân Việt Nam, họ không làm đất mà chỉ chọt lỗ rồi bỏ xuống 2 - 3 hạt giống. Mỗi lỗ có đến 2 - 3 cây ngô đứng chen chúc nên cây lùn thấp và cho trái bé tí tẹo.

“Để thay đổi thói quen canh tác của họ, chúng tôi mở lớp tập huấn, chuyển giao quy trình làm đất, lên luống. Thời điểm cần bón phân, bón liều lượng bao nhiêu chúng tôi ra đến ruộng trực tiếp hướng dẫn, nông dân rất tuân thủ quy trình kỹ thuật nên mô hình cho hiệu quả rất cao”, kỹ sư Hồ Quang Thạch cho hay.

Mô hình nhanh chóng được nhân rộng

Mô hình thâm canh ngô do Trung tâm Khuyến nông Bình Định xây dựng sinh trưởng, phát triển vượt trội so với những ruộng ngô ngoài mô hình.

Theo kỹ sư Hồ Quang Thạch, năng suất lý thuyết của ruộng ngô trong mô hình đạt 8,4 tấn hạt/ha, cao hơn đối chứng 2,1 tấn/ha (tăng thêm so với ruộng ngô đối chứng 33,3%). Năng suất thực thu ngô tươi đạt 15,5 tấn/ha, cao hơn so với đối chứng 3,6 tấn/ha (tăng thêm so với đối chứng 31,2%). Sâu bệnh hại trong mô hình chủ yếu là sâu xám, sâu đục thân, bệnh huyết dụ ở mức độ nhẹ, không ảnh hưởng tới năng suất, mức độ nhiễm sâu bệnh hại ít hơn so với ruộng ngô ngoài mô hình trung bình từ 3 - 4%.

Kỹ sư Hồ Quang Thạch (giữa) bên ruộng ngô trong mô hình. Ảnh: TTKNBĐ.

Kỹ sư Hồ Quang Thạch (giữa) bên ruộng ngô trong mô hình. Ảnh: TTKNBĐ.

“Ruộng ngô trong mô hình đạt lợi nhuận gần 82 triệu đồng/ha, cao hơn ruộng ngô đối chứng hơn 21,5 triệu đồng/ha (36%). Mô hình đã nâng cao ý thức cho nông dân về việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh tăng năng suất ngô, phòng trừ sâu bệnh hại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm thiểu tác động tới môi trường.

Mô hình thích ứng tốt với điều kiện canh tác tại địa phương, giúp đa dạng hóa cây trồng trên đất lúa chuyển đổi, nâng cao thu nhập cho người dân và có khả năng nhân rộng cao, là cơ sở, tiền đề cho các hộ dân, địa phương khác áp dụng”, kỹ sư Hồ Quang Thạch chia sẻ.

Cũng theo kỹ sư Thạch, thông qua mô hình, nông dân địa phương đã biết làm đất kỹ trước khi gieo trồng, kết hợp với bón lót theo đúng quy trình giúp diệt mầm bệnh hại. Đất tơi xốp, đảm bảo dinh dưỡng giúp bộ rễ cây phát triển tốt, hút dinh dưỡng tối ưu, hạn chế sâu bệnh hại.

Mật độ trồng hợp lý trong mô hình thuận lợi cho việc bón phân, chăm sóc, làm cỏ và hạn chế sâu bệnh gây hại. Việc xuống giống đồng loạt, tập trung rất thuận lợi cho quá trình chăm sóc, tưới nước, bón phân, đồng thời giúp cây ngô trỗ cờ, phun râu, tung phấn thuận lợi.

Ngành chức năng tỉnh Salavan (Lào) thăm và đánh giá cao thành công của mô hình. Ảnh: TTKNBĐ.

Ngành chức năng tỉnh Salavan (Lào) thăm và đánh giá cao thành công của mô hình. Ảnh: TTKNBĐ.

Kỹ sư Thạch cho biết thêm: Trong suốt 5 tháng xây dựng mô hình thâm canh ngô trên đất Lào, gần như ngày nào ông cũng bám ruộng cùng nông dân, đi hết bản này đến bản khác để kiểm tra mô hình, chỉ trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ ông mới rời mô hình về thăm nhà mấy hôm.

“Giai đoạn ngô trong mô hình sắp thu hoạch, thấy cây ngô phát triển tốt nên những hộ tham gia mô hình đã áp dụng kỹ thuật được tập huấn để tiếp tục trồng ngô trên những diện tích khác của gia đình. Khi về Việt Nam rồi tôi thường xuyên gọi điện hỏi thăm 2 cán bộ trồng trọt của nước bạn Lào hỗ trợ xây dựng mô hình, tôi được họ cho biết diện tích ấy hiện đã được trồng lúa trở lại, xong vụ lúa này họ sẽ trồng thêm vụ ngô theo quy trình đã được hướng dẫn để có thêm thu nhập”, kỹ sư Hồ Quang Thạch cho hay.

Xem thêm
Vùng cao loay hoay quản lý giết mổ gia súc

LÀO CAI Việc kiểm soát giết mổ nhằm đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và môi trường, tuy nhiên, nhiều năm nay, vùng cao Lào Cai vẫn chưa thể thực hiện.

Bám bản, bám dân đẩy lùi dịch bệnh cho gia súc

HÀ GIANG Suốt 5 năm qua, Hà Giang không xuất hiện dịch lở mồm long móng nhờ làm tốt công tác tiêm phòng, bám sát từng thôn bản, hộ chăn nuôi.

Nông nghiệp sinh thái: Cần thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn

Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái là hướng đi tất yếu cho ngành hàng lúa gạo ĐBSCL, song để hiện thực hóa cần chính sách hỗ trợ đủ mạnh cho lực lượng sản xuất nòng cốt.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất