| Hotline: 0983.970.780

Mùa vải trứng, sắc đỏ của giấc mơ no ấm

Thứ Tư 02/07/2025 , 17:13 (GMT+7)

HƯNG YÊN Khi nắng tháng sáu rải mật trên vòm lá, những chùm vải trứng đỏ au bắt đầu khoe sắc, nặng trĩu như chùm đèn lồng giữa thảm lá xanh đợi bàn tay người thu hái.

Huyện Phù Cừ (cũ) nằm ở tận cùng về hướng đông nam của tỉnh Hưng Yên, tiếp giáp với tỉnh Hải Dương (cũ) ở phía đông và Thái Bình (cũ). Vùng đất này trước đây toàn là những cánh đồng chiêm trũng nối tiếp nhau, nơi lúa chín gặt về còn chưa kịp vui đã lo mùa sau thất bát.

Những cánh đồng “chiêm khê, mùa thối” một năm hai vụ lúa bấp bênh, nông dân quanh năm một nắng hai sương, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà cái nghèo vẫn đeo bám triền miên.

Vải trứng Phù Cừ cho quả rất lớn, khi chín vỏ có màu đỏ rực rỡ, cùi dày, mang vị ngọt đậm đà. Ảnh: Lê Tấn.

Vải trứng Phù Cừ cho quả rất lớn, khi chín vỏ có màu đỏ rực rỡ, cùi dày, mang vị ngọt đậm đà. Ảnh: Lê Tấn.

Ấy vậy mà, một điều kỳ diệu đang diễn ra ở vùng đất tưởng như mãi ngủ yên trong bùn đất ấy – cây vải trứng đã đến đây và bén rễ. Có thể là một sự tình cờ, cũng có thể là cơ duyên trời định, từ một vài cây được trồng thử ban đầu tại thôn Ba Đông, xã Đoàn Đào, rồi vài khu vườn nhỏ lác đác mọc lên, cây vải trứng bén rễ sâu vào lòng đất, đâm chồi, nở hoa kết trái. Một loại vải quả to, ngọt đến lạ kỳ đã hiện diện ở vùng đất Phù Cừ.

Với đặc điểm kích thước quả rất lớn, khi chín vỏ có màu đỏ rực rỡ, cùi dày, mang vị ngọt đậm đà, vải trứng Phù Cừ nhanh chóng trở thành đặc sản trứ danh, níu chân bao thực khách, sẵn sàng chinh phục các thị trường khó tính.

Vườn vải trứng của gia đình ông Lê Quang Mậu tại thôn Long Cầu, xã Đoàn Đào (Hưng Yên). Ảnh: Lê Tấn.

Vườn vải trứng của gia đình ông Lê Quang Mậu tại thôn Long Cầu, xã Đoàn Đào (Hưng Yên). Ảnh: Lê Tấn.

Những “cánh đồng trắng nước trong, rau rong cua càng” ngày nào dần được thay thế bằng những vườn vải bạt ngàn. Mỗi độ xuân về, những cành lộc thức giấc sau kỳ ngủ đông, chúng nhanh chóng vươn mình đón những hạt mưa xuân mát lành, bung nở những chùm hoa trắng. Cả một vùng quê ngạt ngào hương thơm dịu ngọt, rộn ràng tiếng ong say sưa tìm hoa làm mật. Quả vải cứ lớn lên hằng ngày cùng sự cần mẫn của nông dân chăm bón, vun trồng.

Và rồi, khi nắng vàng tháng sáu rải mật trên vòm lá, những chùm vải trứng đỏ au bắt đầu khoe sắc, nặng trĩu như chùm đèn lồng giữa thảm lá xanh mướt đợi bàn tay người thu hái. Nhìn từ trên cao, những vườn vải như bức tranh sống động được dệt bởi bàn tay con người, bằng sự khát vọng về sự đổi thay.

Gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm của HTX Vải trứng Đoàn Đào trong phiên chợ vải Hưng Yên được tổ chức tại khu đô thị Ecopark (Hưng Yên). Ảnh: Lê Tấn.

Gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm của HTX Vải trứng Đoàn Đào trong phiên chợ vải Hưng Yên được tổ chức tại khu đô thị Ecopark (Hưng Yên). Ảnh: Lê Tấn.

Rồi từ đây, vùng quê dần thay da đổi thịt. Không còn là những nông dân chỉ quanh năm cặm cụi bên ruộng lúa, người dân Phù Cừ hôm nay đã biết đầu tư, liên kết, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, chế biến sản phẩm, bảo quản sau thu hoạch, sẵn sàng đưa sản phẩm xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Hệ thống cơ sở sơ chế, đóng gói được xây dựng khang trang, giao thông từ đường làng ngõ xóm được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa. Từ đây, những chuyến xe chở đầy ắp những thùng vải đỏ mọng tỏa đi khắp mọi miền.

Mỗi mùa vải đến, cả miền quê như bước vào ngày hội. Tiếng nói cười rộn ràng từ dưới những vòm lá đến khắp nẻo đường làng. Những bàn tay thoăn thoắt thu hái, những gương mặt dẫu sạm nắng vẫn ánh lên niềm vui. Sắc đỏ của vải chín đã và đang đem đến diện mạo tươi sáng cho một miền quê đang vươn mình đổi mới.

Cây vải tổ hơn 100 tuổi tại thôn Ba Đông, xã Đoàn Đào (Hưng Yên). Ảnh: Lê Tấn.

Cây vải tổ hơn 100 tuổi tại thôn Ba Đông, xã Đoàn Đào (Hưng Yên). Ảnh: Lê Tấn.

Từ một vài hộ trồng ban đầu, do phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và hiệu quả kinh tế cao, đến nay diện tích vải trứng đã được mở rộng ra nhiều xã lân cận của huyện Phù Cừ (cũ) như Minh Tân, Đoàn Đào, Trần Cao, Quang Hưng... Theo đó, nhiều hợp tác xã cũng được thành lập để hỗ trợ kỹ thuật canh tác, liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Với giá bán trung bình tại vườn từ 120.000 – 150.000 đồng/kg, vải trứng Phù Cừ đang đem lại lợi nhuận rất đáng kể cho người trồng so với các loại cây hoa màu, cây ăn quả khác tại địa phương.

Xem thêm
Nuôi con 'quẳng quẳng' đẻ ra con 'nẽ'

Đến xứ Mường Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ tôi mới biết đến nghề nuôi con “quẳng quẳng” để đẻ ra con “nẽ”, thứ đặc sản ở đây mà người Kinh gọi là con sâu cọ.

Không khởi tố vụ án đối với tố giác CP. Việt Nam bán heo bệnh

Sóc Trăng Công an tỉnh Sóc Trăng (cũ) đã có thông báo kết quả giải quyết tố giác về tội phạm liên quan đến việc CP. Việt Nam bị tố bán heo bệnh ra thị trường.

Mô hình thâm canh ngô khiến nông dân Lào mê tít

Tháng 10/2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định sang tỉnh Salavan (Lào) xây dựng mô hình thâm canh cây ngô. Mô hình đã làm thay đổi thói quen canh tác của người dân nước bạn.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Quảng Ninh kiến tạo kinh tế xanh bền vững

Hơn 22.700 ha rừng đã được trồng mới sau bão Yagi. Quảng Ninh không chỉ phủ xanh đất trống mà còn dựng xây một nền kinh tế rừng đa giá trị.

Bình luận mới nhất