| Hotline: 0983.970.780

Sơn La bắt tay doanh nghiệp kiến tạo vùng nguyên liệu gắn với chế biến sâu

Thứ Sáu 04/07/2025 , 14:07 (GMT+7)

Sơn La xác định phát triển công nghiệp chế biến sâu là một trong ba trụ cột chiến lược.

Từ một địa phương miền núi có xuất phát điểm thấp về hạ tầng sản xuất, sau gần một thập kỷ tái cơ cấu nông nghiệp, Sơn La đã vươn lên trở thành điểm sáng của Tây Bắc trong phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với chế biến sâu và liên kết thị trường. Tỉnh không chỉ chú trọng mở rộng vùng nguyên liệu, đa dạng hóa cây trồng chủ lực mà còn chủ động thu hút doanh nghiệp đồng hành, cùng xây dựng chuỗi giá trị nông sản theo hướng hiện đại và bền vững.

Ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch tỉnh Sơn La cho biết, tỉnh xác định rõ nông nghiệp muốn phát triển bền vững phải đi vào chiều sâu. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch tỉnh Sơn La cho biết, tỉnh xác định rõ nông nghiệp muốn phát triển bền vững phải đi vào chiều sâu. Ảnh: Tùng Đinh.

Tại Diễn đàn Kết nối Sản xuất và Thương mại Nông lâm sản Tây Bắc do Báo Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với một số đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng Hội Làm vườn Việt Nam và Sở Nông nghiệp và Môi trường Sơn La tổ chức ngày 1/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Nguyễn Thành Công cho biết, tỉnh đang định hình rõ nét chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, thông minh, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trong đó, việc tổ chức lại sản xuất theo chuỗi khép kín từ hộ dân - hợp tác xã - doanh nghiệp là hướng đi tất yếu, không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn ổn định đầu ra trong bối cảnh thị trường nhiều biến động.

Theo ông Công, khoa học công nghệ không phải là điều gì cao siêu mà chính là những kỹ thuật thực tế như ghép mắt, chọn giống phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương. Trên cơ sở đó, Sơn La đã hình thành các vùng cây trồng đặc sản như xoài, nhãn, mận, cà phê, chè… với tổng diện tích cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm đạt gần 120.000 ha, sản lượng tương ứng 510.000 tấn và 102.000 tấn. Toàn tỉnh hiện có 216 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu, gần 30.000 tấn cà phê được chứng nhận sản xuất bền vững, hơn 5.500 ha đạt chuẩn VietGAP và 201 chuỗi cung ứng an toàn.

Tuy nhiên, để giải quyết bài toán đầu ra bền vững, tỉnh xác định phát triển công nghiệp chế biến sâu là một trong ba trụ cột chiến lược. Sơn La đã và đang thu hút doanh nghiệp đầu tư các nhà máy hiện đại, hỗ trợ nông dân nâng cao chất lượng nguyên liệu, rút ngắn khâu trung gian và chủ động tiêu thụ nông sản ngay tại địa phương. Một trong những đối tác chiến lược điển hình là Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Doveco) - đơn vị đã đầu tư nhà máy chế biến quy mô lớn tại tỉnh từ năm 2023.

Theo ông Đinh Cao Khuê, Chủ tịch HĐQT Doveco, chỉ sau hơn một năm hoạt động, nhà máy đã trở thành điểm tựa tiêu thụ ổn định cho các loại nông sản chủ lực của Sơn La như xoài, nhãn, ngô ngọt và rau chân vịt. Trong đó, giống xoài Đài Loan nổi bật với độ ngọt cao nhờ điều kiện chênh lệch nhiệt độ ngày – đêm lớn tại Sơn La, rất phù hợp cho xuất khẩu. “Chúng tôi đã hỗ trợ tiêu thụ 10% sản lượng xoài của tỉnh năm vừa qua và đặt mục tiêu nâng lên 20% vào năm tới”, ông Khuê cho biết.

Vùng trồng na ở Mai Sơn, Sơn La. Ảnh: Tùng Đinh.

Vùng trồng na ở Mai Sơn, Sơn La. Ảnh: Tùng Đinh.

Doveco còn phối hợp với Sơn La mở rộng vùng trồng dứa, chanh leo và chuối, đây là những cây dễ trồng, ít sâu bệnh, cho thu hoạch quanh năm. Đặc biệt, ở những khu vực như Sơn La hay Lai Châu, điều kiện khí hậu ổn định, ít bão giúp cây chuối phát triển bền vững hơn so với các tỉnh miền Trung. Doveco đã đầu tư vùng nguyên liệu chuối quy mô lớn tại Lai Châu, sẵn sàng kết nối với các nhà máy chế biến hiện đại. Một số giống dứa đang được công ty hỗ trợ nông dân phát triển tại Sơn La có thể mang lại doanh thu tới 1 tỷ đồng/ha sau 14 tháng nếu áp dụng đúng kỹ thuật.

Theo chia sẻ của ông Khuê, Doveco không chỉ thu mua sản phẩm mà còn tư vấn kỹ thuật, cung cấp giống, bao tiêu sản phẩm và phối hợp cùng chính quyền xây dựng chiến lược lâu dài. “Vấn đề không nằm ở trồng cây gì mà là phối hợp như thế nào để người dân có thể làm giàu trên chính mảnh đất của mình”, ông nói.

Mô hình hợp tác này đã góp phần hiện thực hóa chiến lược của Sơn La trong việc chủ động kiến tạo vùng nguyên liệu quy mô lớn, gắn với chế biến sâu và thị trường. Hiện tỉnh có gần 560 cơ sở chế biến, hàng nghìn điểm sấy long nhãn, hệ thống kho lạnh, mạng lưới siêu thị và sàn thương mại điện tử phục vụ tiêu thụ. Tuy vậy, địa phương vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức như địa hình dốc, sản xuất phân tán, tỷ lệ rải vụ thấp, bao bì, nhãn mác chưa đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu và thiếu hợp đồng liên kết bền vững giữa doanh nghiệp và nông dân.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Sơn La - bà Cầm Thị Phong cho biết, định hướng đến năm 2030, tỉnh sẽ ổn định 90.000 ha cây ăn quả và 25.000 ha cà phê, đẩy mạnh tái canh bằng giống chất lượng cao, mở rộng diện tích đạt chuẩn VietGAP, tăng tỷ lệ tưới tiết kiệm nước, nâng số lượng mã số vùng trồng và năng lực chế biến sâu. Đồng thời, tỉnh đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ kết nối tiêu thụ, quảng bá thương hiệu “Trái cây Sơn La” và xúc tiến thương mại quốc tế để đưa nông sản địa phương vươn thị trường toàn cầu.

Xem thêm
Người chăn gà du mục và ước mơ thay đổi hình ảnh nông dân Việt

Sáng đó sương dâng ngập trời Tân Sơn, tôi lên núi chăn gà du mục để nghe Đức kể về ước mơ thay đổi hình ảnh 'cổ cày, vai bừa' của nông dân Việt.

Cải tiến an toàn sinh học trước các rủi ro mới

Cải tiến an toàn sinh học và truy xuất nguồn gốc, Dự án hướng đến ngành chăn nuôi lợn an toàn, minh bạch và phát triển bền vững trước các rủi ro sinh học mới.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Giống lạc chịu hạn đến từ Cuba

Biến đổi khí hậu, mưa nắng thất thường đòi hỏi các cây trồng phải thích ứng. LV20 là giống lạc phù hợp cho những vùng sản xuất phụ thuộc vào nước trời.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Quảng Ninh kiến tạo kinh tế xanh bền vững

Hơn 22.700 ha rừng đã được trồng mới sau bão Yagi. Quảng Ninh không chỉ phủ xanh đất trống mà còn dựng xây một nền kinh tế rừng đa giá trị.

Bình luận mới nhất