| Hotline: 0983.970.780

Phòng trừ nhện đỏ nâu hại chè

Chủ Nhật 05/05/2013 , 08:19 (GMT+7)

Nhện đỏ nâu hại chủ yếu trên lá bánh tẻ và lá già, nhưng khi mật độ cao thì nhện tràn lên hại cả trên búp và lá non.

Việt Nam là quốc gia có diện tích trồng chè lớn, với diện tích gần 140.000 ha, cho sản lượng gần 200.000 tấn chè khô/năm và gần 70% sản lượng này chúng ta xuất khẩu ra thế giới.

Cây chè mang lại thu nhập cao cho người trồng chè, đồng thời tận dụng đất đai, nhân công lao động, nâng cao đời sống của nông dân và là một trong những cây trồng góp phần xóa đói, giảm nghèo ở vùng núi và trung du nên được quan tâm đầu tư rất lớn trong những năm qua.

Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu nước ta là vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nóng ẩm nên cây chè rất phong phú về thành phần dịch hại (có đến 60 - 70 loại sâu bệnh hại chè), và chúng làm giảm 15 - 20% sản lượng thu hoạch. Trong số những loài gây hại thì nhện đỏ nâu Oligonychus coffeae Nietner là một trong những đối tượng dịch hại quan trọng.

Nhện đỏ nâu hại chủ yếu trên lá bánh tẻ và lá già, nhưng khi mật độ cao thì nhện tràn lên hại cả trên búp và lá non. Hiện rất nhiều diện tích trồng chè nhìn xa như bị “cháy”, đó là do nhện đỏ chích hút lá làm lá cây chuyển sang màu nâu đồng, cây không phát triển được. Cùng với khô hạn, nhện đỏ nâu có thể làm chết nương chè.

Trưởng thành của nhện đỏ nâu có hình cầu, hơi dẹt, toàn thân có màu đỏ nâu và được bao phủ bởi nhiều lông dài và mảnh, nhện nhả tơ mảnh quanh vùng sinh sống. Nhện đỏ nâu di chuyển chậm nhưng sức sinh sản thì rất mạnh, một con cái có thể đẻ trên 10 trứng trong 1 ngày và đẻ liên tục khoảng 10 ngày. Với sức đẻ lớn lại gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như năm nay nên rất nhiều nương chè đã bị nhện đỏ gây hại nặng. Một số địa phương như Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái... đã có nương chè bị chết cây do sự gây hại của nhện đỏ nâu.

Nguyên nhân nhện đỏ gây hại nặng trong năm nay là do thời tiết ấm, lại khô hạn kéo dài, nhưng cũng một phần do một số nơi nông dân còn dùng thuốc bảo vệ thực vật rất độc hại khi phun trừ các loài sâu hại chè, không những để lại dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm chè mà còn tiêu diệt luôn các loài ký sinh, thiên địch có ích.

Để phòng trừ tốt nhện đỏ nâu hại chè bà con nông dân cần thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật sau:

- Trồng cây khỏe.

- Thường xuyên thăm nương chè.

- Người trồng, chăm sóc chè trở thành chuyên gia.

- Lợi dụng thiên địch tự nhiên.

- Phòng trừ dịch hại trong đó có nhện đỏ nâu khi đến ngưỡng (3 - 4 con/lá) bằng các loại thuốc an toàn với cây chè, sản phẩm mang lại từ cây chè và môi trường.

Hiện nay có khoảng hơn 100 loại thuốc trừ nhện nằm trong danh mục được phép sử dụng trên cây chè nên bà con nông dân có rất nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, trong số đó lại có rất ít thuốc trừ nhện mang lại hiệu quả như mong muốn mà còn để lại dư lượng thuốc BVTV độc hại trong sản phẩm chè. Vì vậy sự lựa chọn tốt nhất để phòng trừ nhện đỏ nâu hại chè là thuốc Ortus 5SC.

Ortus 5SC là sản phẩm trừ nhện an toàn, phù hợp với chương trình SX chè an toàn (VietGAP), được sử dụng rộng rãi để trừ các loài nhện hại cây trồng nông nghiệp, thuốc hiện đã đăng ký sử dụng tại 60 quốc gia trên toàn thế giới. Ortus 5SC là sản phẩm chính hiệu của Nhật Bản, do hãng Nihon Nohyaku SX với hoạt chất trừ nhện là Fenpyroximate.

Ortus 5EC có hiệu lực tức thời, rất cao và kéo dài đối với nhện hại nhưng lại an toàn với quần thể các loài ký sinh, thiên địch và an toàn với cây chè. Thuốc Ortus 5EC là thuốc có tính chọn lọc cao, thời gian cách ly ngắn và đặc biệt ít gây tính kháng tới quần thể nhện hại. Ortus 5SC không những đem hiệu quả cao trong việc phòng trừ nhện hại chè mà còn được dùng để trừ nhện hại trên nhiều loại cây trồng như nhện trên cây có múi, trên cây hoa hồng, trên cây đào, trên cây xoài, trên cây vải...

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Liên tiếp phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Ngãi

Thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại Quảng Ngãi với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng trăm con lợn buộc phải tiêu hủy.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất