| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa đảm bảo tiến độ thu hoạch lúa thu - mùa

Thứ Hai 13/09/2021 , 09:34 (GMT+7)

Các gia đình phải cách ly do dịch Covid-19 được ưu tiên điều hành máy gặt thu hoạch lúa hoặc huy động lực lượng, các tổ chức chính trị xã hội tham gia thu hoạch...

Huyện Nông Cống (Thanh Hóa) thực hiện Chỉ thị 16 về giãn cách, phòng chống dịch Covid-19 của Thủ tướng Chính phủ đúng thời điểm lúa vụ thu mùa trên địa bàn bắt đầu bước vào vụ thu hoạch. Đây là địa phương có diện tích lúa vụ thu mùa lớn nhất tỉnh với hơn 9 nghìn ha. 

Ông Lương Minh Hùng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Nông Cống cho biết việc thu hoạch lúa trên địa bàn vẫn đảm bảo tiến độ. Mặc dù gặp khó khăn về nhân lực tham gia thu hoạch lúa nhưng các địa phương đã triển khai phương án theo chỉ đạo của UBND huyện nên nhìn chung đảm bảo tiến độ.

Lúa tại huyện này đang được đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, dự kiến kết thúc vào cuối tháng 9.

Phương châm thu hoạch lúa vụ thu mùa trong điều kiện covid-19 là 'xanh nhà hơn già đồng'. Ảnh: Võ Dũng.

Phương châm thu hoạch lúa vụ thu mùa trong điều kiện covid-19 là "xanh nhà hơn già đồng". Ảnh: Võ Dũng.

Để đảm bảo tiến độ thu hoạch lúa vụ thu mùa, UBND huyện Nông Cống đã chỉ đạo các xã hướng dẫn nông dân thu hoạch trong điều kiện thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Theo đó, các xã đã chủ động liên hệ máy gặt. Lao động trên máy gặt chỉ được bố trí 2 nhân công; được test, âm tính với SARS-CoV-2.

Các xã trên địa bàn huyện Nông Công đã bố trí lực lượng xung kích tình nguyện ở từng thôn để giám sát quá trình thu hoạch, vận chuyển lúa về cho các hộ có người là F1, F2. Các hộ không có F1, F2, không có các yếu tố nguy cơ liên quan đến Covid-19 thì chỉ được cử một người ra đồng nhận lúa.

Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa cho biết, việc thu hoạch lúa vụ thu mùa diễn ra trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp.

Địa bàn tỉnh có những địa phương cấp huyện và cấp xã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết cuối vụ thu mùa sẽ có nhiều bất thuận.

Vì vậy, các địa phương cần chủ động nắm tính hình, rà soát, đánh giá, phân loại các trà lúa, hoa màu, xác định cụ thể thời điểm thu hoạch từng ruộng, từng vùng. Khi lúa chín từ 80% trở lên, các địa phương huy động máy móc để thu hoạch; ưu tiên thu hoạch cây lúa, lạc, rau đậu, ngô; những diện tích dễ bị ngập lụt; diện tích của những hộ gia đình chính sách, neo đơn, những hộ gia đình đang trong vùng bị phong tỏa và hộ ít lao động.

Hiện các địa phương cấp xã đã trực tiếp làm việc với các chủ máy trong địa bàn để điều hành thu hoạch theo đúng lịch đã xây dựng. Các địa phương cũng đã có kế hoạch huy động, điều hành hợp lý lực lượng lao động tại các cơ sở công nghiệp, công ty, nhà máy đang tạm dừng hoạt động tham gia thu hoạch bằng các biện pháp thủ công.

Mỗi máy gặt chỉ được bố trí 2 lao động, được test covid-19 âm tính trong vòng 24h. Ảnh: Võ Dũng.

Mỗi máy gặt chỉ được bố trí 2 lao động, được test covid-19 âm tính trong vòng 24h. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Lê Văn Thân, Phó Chủ tịch UBND xã Hoàng Hoàng Sơn (Nông Cống) cho biết, hiện xã đã liên hệ với các chủ máy để đảm bảo mỗi thôn có 1 máy thu hoạch. Chủ máy gặt là người trong xã. Nhân công tham gia thu hoạch lúa trên các máy này phải test nhanh và kết quả tét nhanh có hiệu lực trong vòng 24h. Toàn xã có 30 trường hợp phải đi cách ly tập trung, UBND xã Hoàng Sơn đã lập đội xung kích, tình nguyện để thu hoạch cho các hộ gia đình này.

Theo hướng dẫn của Sở NN-PTNT Thanh Hóa, các địa phương đang bị phong toả, cách ly (vùng đỏ, vùng vàng) việc thu hoạch phải được đẩy nhanh để đảm bảo tiến độ. Những hộ gia đình có người bị nhiễm (F0), hoặc lao động của hộ gia đình phải đi cách ly tập trung do nguy cơ lây nhiễm cao (F1), hộ gia đình không còn lao động, nếu cây trồng đã thời điểm thu hoạch, UBND xã, thị trấn ưu tiên điều hành máy để thu hoạch trước hoặc huy động các lực lượng, các tổ chức chính trị xã hội tham gia thu hoạch, phơi sấy giúp và bàn giao sản phẩm khi có đủ điều kiện.

Những hộ gia đình có người nguy cơ lây nhiễm cao (F2) nhưng lực lượng lao động đang cách ly tại nhà thì chỉ bố trí 1 lao động tham gia nhận và vận chuyển sản phẩm về nhà (nếu thu hoạch bằng máy) hoặc tối đa 2 lao động tham gia thu hoạch nếu bằng biện pháp thủ công.

Tại các cùng bị giãn cách nhưng nguy cơ thấp (vùng xanh), các địa phương điều hành máy, nhân lực tập trung thu hoạch nhanh gọn theo phương châm "xanh nhà hơn già đồng”. Cấp xã , thôn phải giám sát việc tuân thủ nghiêm ngặt quy định 5K của ngành y tế trong quá trình lao động, sinh hoạt...

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.