| Hotline: 0983.970.780

Người phụ nữ dân tộc Giáy thu tiền tỷ mỗi năm nhờ sản xuất cá giống

Thứ Hai 28/07/2025 , 08:14 (GMT+7)

LÀO CAI Từ hai bàn tay trắng, bà Hoàng Thị Chắp ở xã Cốc San đã gây dựng mô hình sản xuất cá giống, trở thành điển hình và lan tỏa nghị lực vươn lên thoát nghèo.

Bại không nản

Từ hai bàn tay trắng, không kinh nghiệm, không kỹ thuật, hơn 30 năm qua, bà Hoàng Thị Chắp, người dân tộc Giáy ở xã Cốc San (tỉnh Lào Cai) đã gây dựng nên mô hình sản xuất cá giống và nuôi cá thương phẩm quy mô lớn, trở thành địa chỉ cung cấp cá giống uy tín không chỉ cho địa phương mà còn vươn xa tới nhiều tỉnh miền núi phía Bắc. Câu chuyện khởi nghiệp từ ao cá của bà là minh chứng sống động về nghị lực vượt khó, sự học hỏi không ngừng và tấm lòng vì cộng đồng.

Từ chỗ không biết gì về nghề sản xuất cá giống, bà Hoàng Thị Chắp đã kiên trì học hỏi, gây dựng thành công trại sản xuất cá giống quy mô lớn. Ảnh: Bích Hợp.

Từ chỗ không biết gì về nghề sản xuất cá giống, bà Hoàng Thị Chắp đã kiên trì học hỏi, gây dựng thành công trại sản xuất cá giống quy mô lớn. Ảnh: Bích Hợp.

Đầu những năm 1990, cuộc sống gia đình bà Chắp còn ngổn ngang những lo toan. Cũng như nhiều hộ dân khác ở vùng cao Lào Cai, vợ chồng bà sống chủ yếu dựa vào làm nương, thu nhập bấp bênh, quanh năm chật vật với cái nghèo. “Ngày ấy, điều mong mỏi lớn nhất là tìm được hướng đi mới để phát triển kinh tế, lo cho con cái học hành, thoát khỏi cái nghèo đeo bám mãi không dứt”  bà Chắp tâm sự.

Cơ hội đến khi trại cá giống Hoàng Liên Sơn giải thể, chuyển giao toàn bộ khu ao nuôi tại xã Cốc San cho người dân địa phương. Với tầm nhìn và quyết tâm mạnh mẽ, bà Chắp đã bàn với gia đình nhận lại toàn bộ khu ao rộng 2,3 ha, trong đó có 1,2 ha mặt nước để đầu tư vào nghề sản xuất cá giống. “Lúc đó chẳng ai nghĩ tôi - một phụ nữ dân tộc, không có chuyên môn lại dám nhận trại cá rộng như vậy”, bà Chắp kể.

Bà Hoàng Thị Chắp đang chăm sóc ao cá bố mẹ của gia đình. Ảnh: Bích Hợp.

Bà Hoàng Thị Chắp đang chăm sóc ao cá bố mẹ của gia đình. Ảnh: Bích Hợp.

Ban đầu, mọi việc không hề dễ dàng. Thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm, lại chưa có kỹ thuật chăm sóc cá giống, bà Chắp liên tục thất bại, cá bố mẹ bị bệnh, tỷ lệ đẻ thấp, cá con chết hàng loạt. Tuy nhiên thay vì bỏ cuộc, bà lại càng quyết tâm học hỏi, tìm nguyên nhân thất bại để sửa chữa.

Bà Chắp kể rằng, vợ chồng bà từng khăn gói xuống tận Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I để gặp các kỹ sư, học hỏi từ cách chọn giống, ương nuôi đến quy trình chăm sóc, phòng bệnh cho cá. Không chỉ học lý thuyết, bà còn đi thực tế đến nhiều trại nuôi thủy sản ở các tỉnh đồng bằng và trung du, tích cực cập nhật kiến thức từ sách báo, chương trình nông nghiệp.

Bà Hoàng Thị Chắp - người phụ nữ dân tộc Giáy làm chủ mô hình sản xuất cá giống cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: Bích Hợp.

Bà Hoàng Thị Chắp - người phụ nữ dân tộc Giáy làm chủ mô hình sản xuất cá giống cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: Bích Hợp.

“Càng học càng thấy mê. Con cá hóa ra cũng như cây trồng, vật nuôi khác, nếu mình hiểu và chăm đúng cách, nó sẽ cho hiệu quả rất tốt”.

Từ chỗ chỉ nuôi các loại cá truyền thống như mè, trắm, chép…, bà Chắp và gia đình bắt đầu tìm hiểu và thử nghiệm các giống cá mới, đặc biệt là cá bỗng, cá rô. Thấy cá bỗng có tiềm năng lớn về kinh tế và sức đề kháng cao, thịt thơm ngon, được thị trường ưa chuộng, bà quyết định chuyển hướng sang nuôi cá giống và cả cá thương phẩm.

Truyền lửa cho bà con

Hiện nay, mỗi năm bà Chắp xuất ra thị trường hàng tấn cá bỗng, cá rô và các loại các khác. Để tận dụng tối đa diện tích mặt nước, bà đã tiến hành nuôi ghép các loại cá khác như trắm đen, chép lai, rô phi đơn tính để vừa tiết kiệm chi phí, vừa tạo nguồn thu đa dạng. Nhờ cách làm linh hoạt và bài bản, mỗi năm gia đình bà Chắp có thu nhập hàng tỷ đồng từ bán cá giống và cá thương phẩm.

Nhiều hộ dân tại xã Cốc San và các xã lân cận thường xuyên đến học tập mô hình nuôi cá của bà Chắp. Ảnh: Bích Hợp.

Nhiều hộ dân tại xã Cốc San và các xã lân cận thường xuyên đến học tập mô hình nuôi cá của bà Chắp. Ảnh: Bích Hợp.

Tuy nhiên, thế mạnh lớn nhất của trang trại vẫn là cá giống. Mỗi năm trang trại của bà Chắp xuất bán từ 3 - 4 lứa cá giống, mỗi lứa khoảng 3 triệu con các loại, mang về doanh thu 3 – 4 tỷ đồng, lợi nhuận trên 1 tỷ đồng. Bà còn không ngần ngại sang tận tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) để tìm mua cá chép giống có trọng lượng lớn, thân vàng óng, nuôi 8 – 9 tháng đã đạt 2 – 3 kg/con. “Giống cá này chính là thương hiệu làm nên uy tín cho trại cá của tôi” – bà tự hào.

Không chỉ làm giàu cho gia đình, bà Chắp còn tích cực hỗ trợ người dân địa phương cùng phát triển. Hiện bà đang tạo việc làm thường xuyên cho 4 - 6 lao động với mức lương từ 4 – 5 triệu đồng/người/tháng và 40 - 50 lao động thời vụ tại địa phương. Ngoài ra, bà còn hỗ trợ các hộ nghèo trong thôn về vốn, con giống, kỹ thuật, thức ăn chăn nuôi… để họ có điều kiện thoát nghèo.

Nhờ sự hỗ trợ tận tình ấy, nhiều hộ dân trong xã đã vươn lên ổn định cuộc sống. Điển hình như hộ chị Hoàng Thi Lan, anh Giàng A Sử từ chỗ không có đất, không vốn, đến nay đều đã có thu nhập ổn định nhờ nuôi cá. Bà Chắp hiện còn liên kết với nhiều hộ trong xã để cùng sản xuất cá giống, mở rộng mạng lưới cung ứng trong và ngoài tỉnh.

Không chỉ làm giàu cho mình, bà Chắp còn truyền lửa khởi nghiệp cho nhiều hộ dân tại xã Cốc San. Ảnh: Bích Hợp.

Không chỉ làm giàu cho mình, bà Chắp còn truyền lửa khởi nghiệp cho nhiều hộ dân tại xã Cốc San. Ảnh: Bích Hợp.

“Làm giàu thì không thể làm một mình. Giúp người khác phát triển cũng là giúp mình mở rộng thị trường, tạo hệ sinh thái sản xuất hiệu quả hơn” bà Chắp chia sẻ.

Sau gần 30 năm gắn bó với nghề nuôi cá, bà Hoàng Thị Chắp không chỉ tạo dựng nên trang trại quy mô lớn với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm mà còn góp phần lan tỏa niềm tin và động lực vươn lên cho nhiều phụ nữ nông thôn, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số.

Ở tuổi ngũ tuần, bà Chắp vẫn năng động, khỏe khoắn như thời trẻ. Với bà, làm nông nghiệp không chỉ là kế sinh nhai mà còn là đam mê, là cuộc sống. “Chỉ cần mình không ngại học, dám làm thì không gì là không thể. Từ con cá nhỏ, cũng có thể làm nên cơ đồ lớn” bà Chắp mỉm cười nói.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

31 con lợn chết bất thường, Lâm Đồng siết chặt phòng dịch

Lâm Đồng siết chặt phòng chống dịch sau khi phát hiện đàn lợn chết bất thường tại xã Bảo Lâm 1, cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Những lớp học tại vườn và giấc mơ sầu riêng công nghệ cao

TP.HCM Không còn phụ thuộc kinh nghiệm truyền miệng, nông dân Thanh An đang thay đổi tư duy trồng trọt, bắt đầu từ những buổi học giữa vườn sầu riêng.

Mở nghề nuôi cà ra [Bài 1]: Mục tiêu xuất khẩu

Giá thu mua cà ra tại các hộ dân từ 360.000đ/kg đến 420.000đ/kg tùy kích cỡ, trong khi chi phí đầu tư chiếm khoảng 40-45%.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất