| Hotline: 0983.970.780

Sáng kiến máy xới trục liên hợp

Thứ Sáu 19/07/2013 , 10:17 (GMT+7)

Anh Cao Phi Hỗ, chủ cơ sở cơ khí Tín Nhân, đã mày mò SX máy xới trục liên hợp với nhiều ưu điểm vượt trội.

Là chủ cơ sở cơ khí Tín Nhân (ấp 1A, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, Hậu Giang) chuyên lắp ráp, sửa chữa máy trục đất, anh Cao Phi Hỗ đã mày mò SX máy xới trục liên hợp (XTLH) với nhiều ưu điểm vượt trội.

Anh Hỗ tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật Hậu Giang nhưng không đi dạy mà xin vào làm ở 1 xưởng cơ khí công nghiệp. Sau đó về quê vợ ở xã Tân Hòa mở cơ sở cơ khí Tín Nhân. Có trình độ, tay nghề cao nên những chiếc máy trục, máy xới anh lắp ráp, sửa chữa rất hài lòng khách hàng.

“Trước đây cái máy trục mình lắp ráp, sửa chữa chứ đâu có cầm ra đồng chạy. Nông dân thực tế chạy máy mới phát hiện nhược điểm, như mấy ông nói cái cốt này không đủ lực, bị gãy hoài. Qua phản ánh này mình từ từ nâng kích thước cốt máy lên, nhờ vậy mới hoàn chỉnh được máy trục chạy êm như bây giờ”, anh Hỗ chia sẻ.

Cũng từ phản hồi của nông dân về chuyện xới và trục đất chuẩn bị đất nền gieo sạ lúa, anh nghĩ đến chiếc máy “2 trong 1”, nghĩa là gộp 2 máy xới - trục riêng lẻ thành 1 máy duy nhất, nhưng hội đủ 2 tính năng xới - trục. Anh đặt tên là máy XTLH. 


Trình diễn máy XTLH độc đáo của anh Hỗ

Hỗ kể: “Mình đã lắp ráp thành công máy trục rồi, thấy nó êm quá, khách hàng gần xa tín nhiệm. Tuy nhiên qua tìm hiểu, nông dân trước khi sạ thì dùng mới xới tay hoặc máy xới 4 bánh loại nhỏ để xới đất. Sau đó sử dụng máy trục lại rồi mới sạ lúa, tốn nhiều thời gian và chi phí chuẩn bị đất tăng cao, nên tôi nảy sinh ý tưởng làm máy XTLH để một lúc vừa xới vừa trục rút ngắn thời gian, giảm chi phí”.

Các khách hàng quen biết thấy anh có ý tưởng này, họ rất hào hứng động viên làm. Được sự ủng hộ tinh thần, anh Hỗ mạnh dạn xây dựng đề tài khoa học “Máy XTLH” trình Hội đồng Khoa học của huyện Châu Thành A thẩm định.

Anh trình bày trước hội đồng rằng, thay vì 2 công đọan xới - trục cần đến 2 máy xới và trục riêng lẻ tốn khoảng 140 triệu đ, còn máy liên hợp của anh cùng lúc làm 2 công đoạn nhanh hơn nhưng giá rẻ hơn (khoảng 65 triệu đ/máy). Vì vậy nông dân đầu tư máy "liên hợp" sẽ tiết kiệm 75 triệu đ so với đầu tư 2 máy riêng lẻ. Với tính khả thi cao của máy XTLH, Hội đồng Khoa học huyện đồng ý duyệt đề tài của anh. Đồng thời hỗ trợ một phần kinh phí để thực hiện đề tài.

Theo anh Hỗ thì máy XTLH này vận hành bằng cách: Dàn xới làm đất tơi xốp đánh tơi gốc rạ, bông trục bằng sắt vận hành cán phía sau cho đất phẳng lại. Đây là hai yếu tố rất phù hợp khâu làm đất trước khi gieo sạ lúa.

Điểm đặc biệt nữa của máy XTLH, là khi máy đang xới, nếu nông dân khác có nhu cầu trục đất chỉ cần cất dàn xới lên bằng hệ thống thủy lực, gạt tay số qua trục đất (máy có hộp số gồm 4 số tới, 2 số ve, 2 số chạy trục, 2 số chạy xới). Mùa nước đa số nông dân mướn trục gốc rạ, khi đó chỉ cần tách dàn xới ra là có thể hoạt động như 1 máy trục.

Sau hơn chục năm ấp ủ ý tưởng và hơn 4 tháng bắt tay vào chế tạo, nhiều lần chỉnh đi chỉnh lại, anh cũng đã hoàn thành chiếc máy XTLH đầu tiên. Vụ vừa rồi đem ra đồng ruộng xã Trường Long A trình diễn, dưới sự chứng kiến của đông đảo bà con, ai nấy đều tò mò, thích thú với chiếc máy mới lạ.

Chăm chú theo dõi máy hoạt động, nông dân Phan Ngọc Tuấn nói: “Máy cày, máy trục, máy xới tôi sử dụng nhiều, nhưng chiếc máy XTLH này lần đầu tiên thấy, rất là hay, chạy đạt lắm. Sau này nếu có điều kiện tôi cũng mua một cái máy như vậy, bởi đỡ tốn thời gian, nhân công, chi phí”.

Hôm máy XTLH của anh Hỗ ra đồng chạy thử nghiệm cũng có mặt ông Trương Thoại Khánh, giảng viên Khoa Công nghệ, Trường Đại học Cần Thơ. Ông Khánh đánh giá: “Máy này thấy cũng đạt. Máy vừa xới, vừa trục thấy độ xới, độ tơi của đất có thể chấp nhận được, có thể triển khai ra đồng ruộng cho nông dân sử dụng”.

Anh Hỗ cho biết, đã hoàn thành hồ sơ và gửi đến cơ quan thẩm quyền đăng ký sở hữu công nghiệp để đảm bảo tính sáng tạo của tác giả. Hiện, nhiều người đến đặt hàng mua máy, nhưng cái khó là cơ sở còn nhỏ, không đủ nguồn vốn và nhân công để SX hàng loạt. Vì vậy, thời gian tới anh sẽ mở rộng cơ sở, tuyển thêm nhân công để đáp ứng nhu cầu.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Liên tiếp phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Ngãi

Thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại Quảng Ngãi với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng trăm con lợn buộc phải tiêu hủy.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất