| Hotline: 0983.970.780

Phòng trừ rầy bông xoài

Thứ Ba 08/11/2011 , 10:14 (GMT+7)

Cùng với sâu đục chồi non, sâu đục trái, ruồi đục trái, rệp sáp, bệnh phấn trắng, thán thư… thì rầy bông xoài cũng là một đối tượng nguy hiểm cho cây xoài vào mùa xoài ra hoa kết trái.

Rầy bông xoài có nhiều loài, thuộc họ Cicadellidae, Bộ Cánh đều (Homoptera), tuy nhiên gây hại nhiều nhất cho cây xoài vẫn là hai loài Idioscopus niveosparsus Idioscopus clypealis.

Con trưởng thành của hai loài rầy này có hình dạng tương tự nhau. Đầu tròn, rộng, cơ thể dạng cái nêm, nhìn giống như con ve sầu, màu xanh nâu hay xanh nhạt, dài khoảng 4 mm. Trưởng thành rất linh hoạt, nếu mật số cao, khi vào vườn khua động, có thể nghe tiếng nhảy xào xạc của chúng. Rầy có mặt quanh năm trong tán lá hoặc vết nứt trên thân cây… nhưng mật số rất thấp.

 Chúng chỉ xuất hiện nhiều khi cây bắt đầu ra hoa và đạt đỉnh cao vào giai đoạn hoa nở (nếu mật số cao, có thể có tới hàng trăm hoặc hàng ngàn con trên một chùm hoa), sau đó do thức ăn không còn phù hợp rầy sẽ giảm dần. Khi trái lớn bằng đầu ngón tay cái, thì rầy hầu như không còn đáng kể.

Con cái đẻ trứng rải rác vào bên trong cuống chồi non, gân lá, phiến lá non, nụ hoa, cuống chùm hoa... Một con cái có thể đẻ khoảng 100-200 trứng. Trứng mới đẻ có màu trắng sau chuyển màu trắng sữa, kích thước khoảng 0,86 x 0,30 mm.

Ấu trùng mới nở dài khoảng 0,9mm, tuổi cuối dài 3,7-3,8 mm, màu sắc biến đổi từ trắng đến xanh lục hoặc vàng đen.

Rầy gây hại bằng cách cả trưởng thành và rầy non đều tập trung chích hút nhựa trên các chồi non, lá non, nhất là trên các chùm hoa... làm lá non bị khô, hoa bị nâu rồi khô và rụng. Nếu mật số cao, hoa có thể bị rụng hàng loạt chỉ còn trơ lại cuống, gây thất thu hoàn toàn.

Ngoài gây hại trực tiếp, trong chất bài tiết của rầy còn chứa nhiều chất đường mật, đây là môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng (Capnodium sp.) phát triển đen kín cả mặt lá, cản trở quá trình quang hợp của cây.

Để hạn chế tác hại của rầy, có thể áp dụng một số biện pháp chính sau đây:

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo Nông nghiệp VN số 222 ra ngày 8/11/2011)

Xem thêm
Người được dúi 'trả lương' mỗi tháng hơn 20 triệu đồng

'Vợ nhà nước trả lương, còn chồng thì được con dúi trả lương'. Bà con ở xã Tân Sơn mới, tỉnh Phú Thọ thỉnh thoảng lại tếu táo về anh Nguyễn Trung Nam như vậy.

Dịch tả heo Châu Phi tái bùng phát tại Gia Lai

GIA LAI Qua nhiều năm dịch tả heo Châu Phi được khống chế nhờ giải pháp phòng chống dịch của ngành chức năng, nay dịch bệnh này tái xuất hiện tại phường An Nhơn Đông.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nâng tầm nông sản từ những mô hình trang trại bền vững

Hưng Yên đẩy mạnh mời gọi các nhà đầu tư phát triển trang trại theo hướng hữu cơ, liên kết sản xuất - tiêu thụ, tạo nền tảng vững chắc để nâng tầm giá trị nông sản.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Gỡ 4 rào cản giúp kinh tế tư nhân phát huy nuôi biển công nghệ cao

Doanh nghiệp tư nhân khó có thể 'đơn độc vượt sóng' nếu không có sự chia sẻ rủi ro từ hệ thống chính sách.

Phát triển bền vững dược liệu dưới tán rừng

Nếu thiếu quy hoạch và kỹ thuật, mô hình dược liệu dưới tán rừng rất dễ đi chệch hướng.

Bình luận mới nhất