| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh điều chỉnh tỷ lệ giải ngân mức tạm ứng nguồn Thỏa thuận ERPA

Thứ Bảy 05/07/2025 , 18:16 (GMT+7)

Sau khi Kế hoạch tài chính nguồn ERPA được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam tạm ứng 100% kinh phí cho các đơn vị hưởng lợi.

Chạy đua thời gian

Thời gian còn lại để giải ngân nguồn Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) chỉ còn 6 tháng. Đây là áp lực rất lớn cho các chủ rừng. Vì vậy, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) Việt Nam vừa có cuộc làm việc với Quỹ BV&PTR Hà Tĩnh nhằm tháo gỡ những vướng mắc còn lại, đồng thời đôn đốc ngành chức năng hướng dẫn chủ rừng thực hiện giải ngân nhanh nguồn vốn các năm 2023, 2024 và xây dựng kế hoạch tài chính năm 2025 theo đúng quy định pháp luật.

Tỉnh Hà Tĩnh vừa điều chỉnh mức tạm ứng nguồn ERPA cho các đơn vị hưởng lợi lên 100%. Ảnh: Thanh Nga.

Tỉnh Hà Tĩnh vừa điều chỉnh mức tạm ứng nguồn ERPA cho các đơn vị hưởng lợi lên 100%. Ảnh: Thanh Nga.

“Đến ngày 31/5, nguồn ERPA năm 2023 đã chi cho đối tượng hưởng lợi đạt hơn 15,4 tỷ trên kế hoạch được duyệt duyệt hơn 36,1 tỷ đồng. Năm 2024 chi trả gần 11,6 tỷ trên kế hoạch được duyệt hơn 44,9 tỷ đồng. Đối với nguồn năm 2025, Quỹ đã chủ trì tổ chức họp lấy ý kiến các sở, ngành liên quan để hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt theo quy định”, lãnh đạo Quỹ BV&PTR Hà Tĩnh thông tin.

Theo vị này, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn ERPA, đồng thời đáp ứng yêu cầu chi trả kịp thời cho các đối tượng thụ hưởng theo đúng mục tiêu chương trình, ngày 25/6 vừa qua, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ký Quyết định điều chỉnh các quyết định phê duyệt Kế hoạch tài chính năm 2024, nguồn thu từ thoả thuận ERPA năm 2023 và năm 2024. Theo đó, tỷ lệ giải ngân mức tạm ứng được điều chỉnh từ 50% lên 100%.

“Điều chỉnh điểm a, khoản 3, Điều 3 của Quyết định số 302/QĐ-UBND ngày 26/01/2024 và điều chỉnh đổi điểm a, khoản 2, Điều 3 của Quyết định số 2445/QĐ-UBND ngày 23/10/2024 của UBND tỉnh Hà Tĩnh như sau: Sau khi Kế hoạch tài chính được UBND tỉnh phê duyệt, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh thực hiện tạm ứng 100% kinh phí theo kế hoạch cho các đơn vị hưởng lợi. Việc thanh quyết toán thực hiện theo quy định hiện hành”, Quyết định nêu.

Phải khẳng định, dù đang thực hiện thí điểm nhưng hiện tại và tương lai, nguồn ERPA đang và sẽ góp phần rất lớn đảm bảo sinh kế cho người dân sống gần rừng, giúp các địa phương, cộng đồng dân cư có nguồn lực xây dựng, sửa chữa hạ tầng nông thôn, mua sắm trang thiết bị phục vụ bảo vệ rừng, qua đó góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Nguồn ERPA góp phần rất lớn đảm bảo sinh kế cho người dân sống gần rừng. Ảnh: Thanh Nga.

Nguồn ERPA góp phần rất lớn đảm bảo sinh kế cho người dân sống gần rừng. Ảnh: Thanh Nga.

Đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh, thông qua việc tăng cường tuần tra, giám sát, áp dụng công nghệ thông tin trong theo dõi diễn biến rừng, kết hợp nguồn kinh phí hỗ trợ từ ERPA, các chủ rừng, đặc biệt là các đơn vị tổ chức đã chủ động hơn trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; khoanh nuôi tái sinh, nuôi dưỡng rừng và xây dựng phương án quản lý rừng bền vững. Nhờ đó, hiệu quả quản lý rừng được nâng cao rõ rệt, chất lượng rừng ngày càng cải thiện, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.

Người dân, doanh nghiệp đồng quản trị rừng

Sau khi cấp trên có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tài chính năm 2023 và 2024, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ trình Sở NN-MT xem xét thẩm định, phê duyệt Hồ sơ thiết kế và dự toán làm giàu rừng tự nhiên tại xã Sơn Hồng, huyện Hương Sơn.

Ông Trần Trung Anh, Phó Giám đốc công ty cho hay, thiết kế trên đã được Sở NN-MT tỉnh thẩm định. Hiện đơn vị đang xây dựng hồ sơ đấu thầu thực hiện theo quy định. Khi chọn được nhà thầu, việc thực hiện sẽ làm cấp tập để hoàn thành trong năm 2025.

“Trước mắt chúng tôi sẽ thực hiện biện pháp lâm sinh nuôi dưỡng và làm giàu rừng trên diện tích hơn 76 ha ở xã Sơn Hồng. Cây trồng được chọn là lim xanh. Khi loài cây này tỏa bóng sẽ hòa mình vào diện tích rừng tự nhiên hiện có, tăng khả năng phòng hộ, nâng cao giá trị sử dụng của đất, hạn chế tình trạng mất rừng, suy thoái rừng và nâng cao trữ lượng carbon rừng.

Các doanh nghiệp sản xuất giống cây lâm nghiệp chuẩn bị nguồn giống chất lượng phục vụ trồng làm giàu rừng. Ảnh: Thanh Nga. 

Các doanh nghiệp sản xuất giống cây lâm nghiệp chuẩn bị nguồn giống chất lượng phục vụ trồng làm giàu rừng. Ảnh: Thanh Nga. 

Nhìn xa hơn, tiềm năng nguồn ERPA là tiền đề giúp doanh nghiệp quản lý tốt diện tích rừng tự nhiên, tạo sinh kế, tăng thu nhập cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sống gần rừng khi tham gia hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”, ông Trung Anh nói.

Để đảm bảo tiến độ thực hiện theo Thỏa thuận ERPA quy định, các chủ rừng lớn khác như: BQL rừng phòng hộ Hương Khê, Vườn quốc gia Vũ Quang, BQL khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ… đều chủ động chuẩn bị trước các điều kiện cần thiết về hồ sơ thủ tục, hiện trường, liên hệ đơn vị cung ứng giống cây lâm nghiệp… để bắt thay thực hiện khi hoàn tất các bước, không chờ nhau làm chững Chương trình.

Tỉnh Hà Tĩnh hiện có tổng diện tích rừng hơn 304.900 ha. Trong đó, diện tích rừng đặc dụng trên 74.000 ha; rừng phòng hộ hơn 110.300 ha; rừng sản xuất hơn 130.600 ha. Năm 2023 diện tích rừng tự nhiên được chi trả theo kế hoạch tài chính hơn 201.700 ha; năm 2024 trên 199.000 ha.

Xem thêm
Người chăn gà du mục và ước mơ thay đổi hình ảnh nông dân Việt

Sáng đó sương dâng ngập trời Tân Sơn, tôi lên núi chăn gà du mục để nghe Đức kể về ước mơ thay đổi hình ảnh 'cổ cày, vai bừa' của nông dân Việt.

Cải tiến an toàn sinh học trước các rủi ro mới

Cải tiến an toàn sinh học và truy xuất nguồn gốc, Dự án hướng đến ngành chăn nuôi lợn an toàn, minh bạch và phát triển bền vững trước các rủi ro sinh học mới.

HTX vùng sâu Sơn La trồng xoài VietGAP xuất khẩu

Nhờ áp dụng kỹ thuật cho cây xoài 'leo đồi', sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, nhiều nhà nông ở vùng sâu Sơn La đã đổi đời

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Lan tỏa chuyển đổi số đến hợp tác xã lúa gạo ĐBSCL

CẦN THƠ Khóa đào tạo giảng viên nguồn về phần mềm quản lý sản xuất, kế toán và bán hàng cho HTX lúa ĐBSCL góp phần chuyển đổi số và phát triển chuỗi giá trị bền vững.

Biến vùng đất sâu, trũng thành 'vựa' cá Koi tiền tỷ

HẢI PHÒNG Từ bỏ lối canh tác truyền thống, anh Vũ Văn Quân táo bạo chuyển đổi sang nuôi cá Koi Nhật Bản kết hợp kinh tế tuần hoàn, tạo ra giá trị bất ngờ.

Bình luận mới nhất