| Hotline: 0983.970.780

Hợp tác công - tư bảo tồn nguồn nước gắn với rừng đầu nguồn

Thứ Bảy 05/07/2025 , 17:35 (GMT+7)

Chương Mỹ Chương trình 'Water of Life: Bảo tồn nguồn nước - Vì một Việt Nam xanh' năm 2025 nằm trong khuôn khổ hợp tác công - tư hướng đến bảo tồn rừng, nguồn nước...

Ngày 5/7 tại Hà Nội, Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam khởi động hoạt động năm 2025 của chương trình “Water of Life: Bảo tồn nguồn nước - Vì một Việt Nam xanh”, đồng thời ra mắt sáng kiến giáo dục môi trường “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku”.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ hợp tác công – tư hướng đến bảo tồn rừng đầu nguồn, nguồn nước và nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua mô hình giáo dục gắn với thiên nhiên.

Ông Phạm Hồng Lượng, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Linh Linh.

Ông Phạm Hồng Lượng, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Linh Linh.

Sau một năm triển khai, chương trình “Water of Life” đã phủ xanh 35 ha rừng tại Bắc Kạn, Nghệ An và Cà Mau. Những khu vực này được chọn vì đóng vai trò quan trọng trong lưu giữ nước, chống xâm nhập mặn và ổn định nguồn nước cho vùng hạ du. Trong năm 2025, chương trình tiếp tục mở rộng với mục tiêu trồng thêm 60 ha tại các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bình Phước và Long An – những địa bàn có vị trí chiến lược trong hệ sinh thái rừng và ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế người dân.

Đại diện doanh nghiệp, ông Ashish Joshi, Tổng Giám đốc Điều hành Suntory PepsiCo Việt Nam, khẳng định chương trình là minh chứng cho cam kết phát triển bền vững song hành cùng tăng trưởng kinh doanh. Theo ông, việc xây dựng quan hệ hợp tác công - tư trong bảo tồn tài nguyên thiên nhiên không chỉ giúp doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội, mà còn tạo ra mô hình hiệu quả để các bên cùng có lợi.

Theo ông Phạm Hồng Lượng, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm, chương trình không chỉ hướng tới mục tiêu phủ xanh rừng mà còn kết hợp đa mục tiêu: bảo tồn nguồn nước, trung hòa khí carbon và cải thiện sinh kế cộng đồng. Trong dài hạn, đến năm 2050, chương trình đặt mục tiêu hoàn trả cho thiên nhiên lượng nước lớn hơn mức doanh nghiệp sử dụng trong toàn bộ hoạt động sản xuất tại Việt Nam.

Một trong những điểm đặc biệt của mô hình là sự tham gia tích cực của người dân và chủ rừng địa phương. Thông qua các lớp đào tạo kỹ thuật về trồng rừng, trồng xen canh và quản lý đất bền vững, người dân được trang bị kiến thức nhằm gắn lợi ích kinh tế với trách nhiệm bảo vệ rừng.

Bên cạnh các hoạt động trồng rừng, năm 2025 ghi dấu bước tiến mới trong hợp tác công – tư với sáng kiến giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku”. Đây là mô hình đầu tiên tại Việt Nam triển khai theo hình thức hợp tác giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, được tổ chức ngay tại các Vườn quốc gia – nơi sở hữu hệ sinh thái đặc trưng và đa dạng sinh học cao.

Sáng kiến hướng tới học sinh tiểu học, giúp các em khám phá rừng và nguồn nước dưới sự hướng dẫn của cán bộ đã được đào tạo. Qua các hoạt động trực quan như quan sát vòng tuần hoàn nước, đo độ che phủ rừng hay tìm hiểu hệ sinh thái bản địa, học sinh tiếp cận với kiến thức môi trường một cách sinh động, từ đó hình thành nhận thức và hành vi bảo vệ thiên nhiên ngay từ nhỏ.

Đại diện Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm, các vường quốc gia và Công ty Suntory PepsiCo Việt Nam phát động chương trình. Ảnh: Linh Linh.

Đại diện Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm, các vường quốc gia và Công ty Suntory PepsiCo Việt Nam phát động chương trình. Ảnh: Linh Linh.

Mỗi tuyến trải nghiệm được thiết kế theo đặc trưng sinh thái riêng của từng Vườn quốc gia, đảm bảo tính nguyên bản, gần gũi và đậm giá trị bản địa. Không chỉ nâng cao hiệu quả giáo dục, mô hình còn tạo cầu nối giữa học sinh, cộng đồng địa phương và thiên nhiên. Trong giai đoạn 2024 – 2028, sáng kiến dự kiến triển khai tại 15 - 20 Vườn quốc gia, đào tạo gần 100 cán bộ nòng cốt và tổ chức trải nghiệm cho hơn 4.500 học sinh trên toàn quốc.

Kết hợp giáo dục, phục hồi sinh thái và sự tham gia của cộng đồng

Cùng với chương trình giáo dục môi trường, một sáng kiến khác trong khuôn khổ hợp tác là “Hộ chiếu Vườn quốc gia”, được xây dựng dưới hai hình thức điện tử và giấy, đi kèm bộ hướng dẫn sử dụng. Sáng kiến này đã được thí điểm và đón nhận tích cực tại một số Vườn quốc gia, góp phần quảng bá hình ảnh rừng Việt Nam tới cộng đồng và khuyến khích du khách trải nghiệm thiên nhiên có trách nhiệm. Một sự kiện truyền thông lớn tại Hồ Gươm đã đánh dấu lễ ra mắt và tập huấn sử dụng cho cán bộ các Vườn quốc gia trên cả nước.

Các đại biểu tham gia trải nghiệm thiên nhiên tại Núi Luốt. Ảnh: Linh Linh.

Các đại biểu tham gia trải nghiệm thiên nhiên tại Núi Luốt. Ảnh: Linh Linh.

Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm, nhận định: Sau một năm hợp tác, các chương trình không dừng ở những cam kết trên giấy, mà đã có nhiều hoạt động thực tiễn mang tính nền tảng. Dù diện tích rừng được trồng chưa lớn, đây là bước khởi đầu mang tính biểu tượng cho một cách tiếp cận mới: lấy rừng làm trung tâm của chiến lược bảo vệ nguồn nước.

Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm chia sẻ về hoạt động hợp tác giữa Cục và doanh nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển rừng, bảo vệ nguồn nước. Ảnh: Linh Linh.

Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm chia sẻ về hoạt động hợp tác giữa Cục và doanh nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển rừng, bảo vệ nguồn nước. Ảnh: Linh Linh.

Theo ông Bảo, điểm mạnh của mô hình là sự kết hợp giữa giáo dục, phục hồi hệ sinh thái và sự tham gia của cộng đồng. Không chỉ dừng lại ở cấp tiểu học, mô hình sẽ mở rộng sang các cấp học cao hơn, kết nối với hệ thống trường đại học, qua đó hình thành mạng lưới lan tỏa kiến thức và hành động bảo tồn đến nhiều nhóm đối tượng trong xã hội.

Ông Bảo khẳng định, rừng đầu nguồn đóng vai trò thiết yếu trong việc giữ nước, chống xói mòn và giảm rủi ro thiên tai. Do đó, những mô hình hợp tác công - tư như hiện nay cần tiếp tục được nhân rộng, không chỉ với một doanh nghiệp mà hướng đến huy động nhiều đối tác cùng tham gia, tạo ra nền tảng vững chắc cho việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên một cách tổng thể và bền vững.

Xem thêm
Người chăn gà du mục và ước mơ thay đổi hình ảnh nông dân Việt

Sáng đó sương dâng ngập trời Tân Sơn, tôi lên núi chăn gà du mục để nghe Đức kể về ước mơ thay đổi hình ảnh 'cổ cày, vai bừa' của nông dân Việt.

Cải tiến an toàn sinh học trước các rủi ro mới

Cải tiến an toàn sinh học và truy xuất nguồn gốc, Dự án hướng đến ngành chăn nuôi lợn an toàn, minh bạch và phát triển bền vững trước các rủi ro sinh học mới.

HTX vùng sâu Sơn La trồng xoài VietGAP xuất khẩu

Nhờ áp dụng kỹ thuật cho cây xoài 'leo đồi', sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, nhiều nhà nông ở vùng sâu Sơn La đã đổi đời

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Lan tỏa chuyển đổi số đến hợp tác xã lúa gạo ĐBSCL

CẦN THƠ Khóa đào tạo giảng viên nguồn về phần mềm quản lý sản xuất, kế toán và bán hàng cho HTX lúa ĐBSCL góp phần chuyển đổi số và phát triển chuỗi giá trị bền vững.

Biến vùng đất sâu, trũng thành 'vựa' cá Koi tiền tỷ

HẢI PHÒNG Từ bỏ lối canh tác truyền thống, anh Vũ Văn Quân táo bạo chuyển đổi sang nuôi cá Koi Nhật Bản kết hợp kinh tế tuần hoàn, tạo ra giá trị bất ngờ.

Bình luận mới nhất