| Hotline: 0983.970.780

Lan tỏa chuyển đổi số đến hợp tác xã lúa gạo ĐBSCL

Thứ Sáu 04/07/2025 , 17:28 (GMT+7)

CẦN THƠ Khóa đào tạo giảng viên nguồn về phần mềm quản lý sản xuất, kế toán và bán hàng cho HTX lúa ĐBSCL góp phần chuyển đổi số và phát triển chuỗi giá trị bền vững.

Bà Nguyễn Thị Hoài Linh, Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam phát biểu tại lễ bế giảng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bà Nguyễn Thị Hoài Linh, Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam phát biểu tại lễ bế giảng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngày 4/7, tại TP Cần Thơ, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Công ty TNHH Sorimachi Việt Nam bế giảng khóa đào tạo giảng viên nguồn (ToT) sử dụng bộ 3 phần mềm Hanbai, FaceFarm và WACA nhằm tăng cường năng lực chuyển đổi số cho hệ thống HTX nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Khóa học nằm trong khuôn khổ Đề án phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng ĐBSCL đến năm 2030, do Chính phủ Nhật Bản tài trợ. Đây là bước đi thiết thực giúp chuyển giao các công cụ số hiện đại vào sản xuất và kinh doanh nông nghiệp.

Tham gia khóa học có 40 học viên là cán bộ chuyên trách, giảng viên các trường đào tạo nông nghiệp và đại diện các đơn vị hỗ trợ HTX đến từ các tỉnh, thành vùng ĐBSCL.

Trong 3 ngày tập huấn trực tiếp (2–4/7), học viên được đào tạo bài bản về cách sử dụng Hanbai - phần mềm quản lý bán hàng, FaceFarm - nhật ký sản xuất điện tử và WACA - phần mềm kế toán HTX. Đây là 3 nền tảng số đang được triển khai đồng bộ để hỗ trợ minh bạch hóa quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc, ghi chép số liệu điện tử và nâng cao hiệu quả quản lý HTX.

Bà Nguyễn Thị Hoài Linh, Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam cùng Công ty Sorimachi trao giấy chứng nhận cho các học viên. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bà Nguyễn Thị Hoài Linh, Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam cùng Công ty Sorimachi trao giấy chứng nhận cho các học viên. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo bà Nguyễn Thị Hoài Linh, Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam, việc ứng dụng đồng bộ 3 phần mềm này không chỉ tăng hiệu quả quản trị HTX mà còn giúp xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao, giảm phát thải carbon. Từ đó tạo nền tảng vững chắc để kết nối với thị trường tiêu dùng hiện đại như hệ thống Aeon Việt Nam.

“Chuyển đổi số không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc nếu muốn phát triển nông nghiệp hiện đại, thông minh và thân thiện với môi trường. Mỗi học viên sau khóa ToT sẽ là một hạt nhân chuyển đổi số, lan tỏa tri thức đến cộng đồng HTX và nông dân”, bà Linh nhấn mạnh.

Sau đào tạo, các giảng viên nguồn sẽ tiếp tục trực tiếp hỗ trợ kỹ thuật tại các HTX sản xuất lúa gạo tại ĐBSCL, hướng dẫn sử dụng phần mềm trong thực tế. Mỗi học viên được cấp tài khoản phần mềm, chứng nhận hoàn thành khóa học và được chi trả thù lao 2,4 triệu đồng/ngày khi giảng dạy lại tại địa phương.

Khóa học nằm trong khuôn khổ Đề án phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao,. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Khóa học nằm trong khuôn khổ Đề án phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao,. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Anh Nguyễn Hoàng Minh Tâm, học viên đến từ Đồng Tháp chia sẻ: Chỉ trong 3 ngày, học viên đã nắm được nền tảng để hướng dẫn lại cho HTX về cách ứng dụng phần mềm vào hoạt động sản xuất và bán hàng. Để phần mềm thật sự đi vào thực tiễn, cần có sự đồng hành lâu dài của đơn vị hỗ trợ là Công ty Sorimachi, đặc biệt là tạo kênh tương tác trực tiếp như nhóm Zalo để hỗ trợ kỹ thuật kịp thời.

Anh Tâm cũng đề xuất cần đẩy mạnh truyền thông để các HTX hiểu rõ lợi ích của phần mềm. Nhiều HTX đến nay vẫn chưa biết đến Hanbai. Trong khi đó, đây là công cụ cực kỳ cần thiết để nông dân trở thành “nông dân văn minh, chuyên nghiệp”, không chỉ giỏi sản xuất mà còn biết quản lý, tiêu thụ hiệu quả sản phẩm.

Anh Nguyễn Hoàng Minh Tâm, học viên đến từ Đồng Tháp chia sẻ tại lễ bế mạc khóa học. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Anh Nguyễn Hoàng Minh Tâm, học viên đến từ Đồng Tháp chia sẻ tại lễ bế mạc khóa học. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Phát biểu tại lễ bế mạc, bà Nguyễn Thị Hoài Linh đánh giá cao tinh thần học tập nghiêm túc của học viên và sự chuẩn bị công phu của ban tổ chức. Bà cũng tin tưởng chương trình đào tạo cán bộn nguồn về ToT lần này là nền móng quan trọng để triển khai đồng bộ chuyển đổi số trong hệ thống HTX tại ĐBSCL, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng xanh, phát thải thấp theo định hướng của Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao.

Thời gian tới, Liên minh HTX Việt Nam cùng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn và Công ty Sorimachi Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai các lớp ToT mới. Đồng thời phối hợp với các trường, tổ chức đoàn thể và chính quyền địa phương đưa phần mềm tiếp cận sát thực tiễn đến từng HTX, từng cánh đồng của nông dân ĐBSCL.

Mỗi học viên sau khóa học ToT sẽ là một hạt nhân chuyển đổi số, lan tỏa tri thức đến cộng đồng HTX và nông dân. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Mỗi học viên sau khóa học ToT sẽ là một hạt nhân chuyển đổi số, lan tỏa tri thức đến cộng đồng HTX và nông dân. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

"Khóa đào tạo giảng viên nguồn không chỉ truyền đạt kỹ năng công nghệ mà còn góp phần thay đổi tư duy sản xuất kinh doanh nông nghiệp theo hướng hiện đại, tạo động lực mạnh mẽ cho nông dân và HTX chủ động hội nhập và phát triển bền vững ngành lúa gạo ở ĐBSCL", bà Nguyễn Thị Hoài Linh nói.

Xem thêm
Người chăn gà du mục và ước mơ thay đổi hình ảnh nông dân Việt

Sáng đó sương dâng ngập trời Tân Sơn, tôi lên núi chăn gà du mục để nghe Đức kể về ước mơ thay đổi hình ảnh 'cổ cày, vai bừa' của nông dân Việt.

Cải tiến an toàn sinh học trước các rủi ro mới

Cải tiến an toàn sinh học và truy xuất nguồn gốc, Dự án hướng đến ngành chăn nuôi lợn an toàn, minh bạch và phát triển bền vững trước các rủi ro sinh học mới.

HTX vùng sâu Sơn La trồng xoài VietGAP xuất khẩu

Nhờ áp dụng kỹ thuật cho cây xoài 'leo đồi', sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, nhiều nhà nông ở vùng sâu Sơn La đã đổi đời

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Vườn Quốc gia Vũ Quang - tương lai du lịch xanh

HÀ TĨNH Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia Vũ Quang, giai đoạn 2025 - 2030.

Bình luận mới nhất