| Hotline: 0983.970.780

Thả nhiều động vật hoang dã về tự nhiên

Thứ Năm 03/07/2025 , 16:59 (GMT+7)

Đắk Lắk Nhiều động vật hoang dã đang bị đe dọa và quý hiếm được tái thả về rừng Tây Nguyên nhằm phục hồi quần thể, phát triển sinh học và được bảo vệ chặt chẽ.

Phần lớn các loài động vật quý hiếm được tái thả về rừng Tây Nguyên đều thích nghi tốt, linh hoạt và nhanh chóng làm chủ kỹ năng tìm kiếm thức ăn trong môi trường hoang dã.

Trước khi tái thả về rừng Vườn quốc gia Chư Yang Sin, tê tê Java đã được Trung tâm tiếp nhận, nuôi dưỡng và kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng. Ảnh: Tuấn Phúc.

Trước khi tái thả về rừng Vườn quốc gia Chư Yang Sin, tê tê Java đã được Trung tâm tiếp nhận, nuôi dưỡng và kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng. Ảnh: Tuấn Phúc.

Ngày 2/7, đại diện Phòng Cứu hộ động vật hoang dã (thuộc Trung tâm Bảo tồn voi, Cứu hộ động vật và Quản lý rừng Đắk Lắk, đặt tại xã Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Tính từ giữa tháng 6 đến nay, Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị chức năng như lực lượng kiểm lâm, công an… tiến hành tái thả 12 cá thể động vật hoang dã quý hiếm về khu vực rừng thuộc Vườn quốc gia Chư Yang Sin. Trong đó, có nhiều loài nằm trong danh sách cần được bảo vệ nghiêm ngặt như tê tê Java, khỉ đuôi lợn, khỉ đuôi dài, rùa đất lớn, rùa sa nhân, kỳ đà vân và cầy vòi hương.

Tê tê Java là loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm, đã được ghi nhận trong Danh lục Đỏ của thế giới. Đây là loài được ưu tiên bảo tồn và tuyệt đối cấm khai thác, sử dụng hay buôn bán dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật.

Khỉ đuôi lợn đã được Trung tâm Bảo tồn voi, Cứu hộ động vật và Quản lý rừng Đắk Lắk phóng thích trở lại rừng vào đợt giữa tháng 6. Ảnh: Tuấn Phúc.

Khỉ đuôi lợn đã được Trung tâm Bảo tồn voi, Cứu hộ động vật và Quản lý rừng Đắk Lắk phóng thích trở lại rừng vào đợt giữa tháng 6. Ảnh: Tuấn Phúc.

Khỉ đuôi lợn là loài động vật hoang dã quý hiếm, đang bị đe dọa và được xếp vào Nhóm IIB theo quy định pháp luật. Mọi hành vi săn bắt, vận chuyển hay mua bán loài này đều bị coi là trái pháp luật. Hiện nay, khỉ đuôi lợn phân bố chủ yếu trong các khu rừng tự nhiên tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên và vùng Tây Bắc.

Rùa đất lớn hiện là loài có số lượng cá thể rất hạn chế do thường xuyên bị săn bắt. Loài động vật hoang dã quý hiếm này sinh sống trong môi trường tự nhiên tại nhiều địa phương của Việt Nam như Đắk Lắk, Gia Lai, Đồng Nai…

Rùa sa nhân là loài động vật hoang dã quý hiếm, thuộc nhóm nguy cấp IIB, có tên khoa học là Cuora mouhotii. Loài này phân bố chủ yếu tại các tỉnh như Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk...

Cầy vòi hương đã được Trung tâm Bảo tồn voi, Cứu hộ động vật và Quản lý rừng Đắk Lắk phóng thích trở lại rừng đợt giữa tháng 6. Ảnh: Tuấn Phúc.

Cầy vòi hương đã được Trung tâm Bảo tồn voi, Cứu hộ động vật và Quản lý rừng Đắk Lắk phóng thích trở lại rừng đợt giữa tháng 6. Ảnh: Tuấn Phúc.

Cầy vòi hương là loài động vật hoang dã đang bị đe dọa và quý hiếm, số cá thể trong môi trường tự nhiên đang suy giảm nghiêm trọng, có nguy cơ tuyệt chủng cao và cần được ưu tiên bảo tồn, phục hồi quần thể.

Ông Lê Văn Hồng, Trưởng phòng Cứu hộ động vật hoang dã (thuộc Trung tâm Bảo tồn voi, Cứu hộ động vật và Quản lý rừng Đắk Lắk) cho biết, rằng trước khi được thả trở lại tự nhiên, tất cả các cá thể quý hiếm này đã được Trung tâm tiếp nhận, nuôi dưỡng và kiểm tra sức khỏe nghiêm ngặt. Do đó, ngay khi về với môi trường rừng, chúng đều nhanh chóng thích nghi và sinh tồn hiệu quả.

Xem thêm
Nuôi con 'quẳng quẳng' đẻ ra con 'nẽ'

Đến xứ Mường Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ tôi mới biết đến nghề nuôi con “quẳng quẳng” để đẻ ra con “nẽ”, thứ đặc sản ở đây mà người Kinh gọi là con sâu cọ.

Cải tiến an toàn sinh học trước các rủi ro mới

Cải tiến an toàn sinh học và truy xuất nguồn gốc, Dự án hướng đến ngành chăn nuôi lợn an toàn, minh bạch và phát triển bền vững trước các rủi ro sinh học mới.

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng gấp 3 lần

Đó là thông tin được Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật công bố tại họp báo thường kỳ tháng 6 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường sáng 3/7.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Bình luận mới nhất