| Hotline: 0983.970.780

Sinh sản thành công cá tra nghệ

Thứ Năm 05/01/2012 , 10:28 (GMT+7)

Hình dạng miệng, cấu tạo răng, ruột, dạ dày... cho thấy cá tra nghệ thích nghi tốt ở tầng giữa và tầng đáy, có tập tính ăn tạp thiên về động vật...

Cá tra nghệ 6 ngày tuổi
Đây là đề tài nghiên cứu khoa học do ThS Vương Học Vinh (Trưởng bộ môn Thủy sản – Khoa Nông nghiệp - Tài nguyên thiên nhiên – Đại học An Giang) và nhóm cộng sự thực hiện.

Bước đầu cho thấy rất lạc quan, khả năng mở ra triển vọng mới đối với loài cá da trơn này. Theo hệ thống phân loại cá ở ĐBSCL, trong họ Schilbeidae (cá tra) với 11 loài được xác định, giống cá tra Pangasius có 9 loài với 5 loài có giá trị kinh tế. Năm 2000, hai nhà khoa học Pouyaud và Teugel xác định thêm 3 loài mới, thuộc họ Pangasius, trong đó có loài Pangasius kunyit. Như vậy, cá tra nghệ (Pangasius kunyit) là loài mới và chưa được nghiên cứu trong hệ thống phân loại này.

Ở An Giang, cá bông lau nghệ là loài đặc sản, thịt ngon, giá cao và năm 2001, đối tượng này đã được sinh sản nhân tạo thành công. Song, những nghiên cứu về đặc điểm sinh học (hình thái, dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản) của nó còn hạn chế. Vì thế, đề tài “Nghiên cứu ứng dụng hoàn chỉnh quy trình sinh sản nhân tạo và sản xuất giống cá tra nghệ (Pangasius kunyit)” được thực hiện, sẽ góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc đa dạng hóa các loài nuôi và gia tăng sản lượng thủy sản.

Từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 7 năm 2011, nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành khảo sát một số hình thái của cá tra nghệ (Pangasius kunyit): 2 đặc điểm bên ngoài có thể phân biệt với cá da trơn khác là trên hai nắp mang cá có vết hình rẻ quạt và vi lưng cá có tia vi cứng luôn dựng thẳng đứng, không nằm sát xuống mặt lưng ngay cả khi dùng tay áp sát vào. Còn bên trong, hình dạng miệng, cấu tạo răng, ruột, dạ dày... cho thấy cá tra nghệ thích nghi tốt ở tầng giữa và tầng đáy, có tập tính ăn tạp thiên về động vật. Qua nghiên cứu sự biến đổi hình thể của bong bóng khí, bước đầu có thể kết luận cá tra nghệ là một loài cá rộng muối. Mặc dù, da và vi cá có màu vàng, nhưng thịt cá lại trắng.

Ở quy trình sinh sản nhân tạo, thực hiện 4 đợt trên 40 con cá bố mẹ: khối lượng cá tham gia sinh sản (kg) 2,52 ± 0,56; hệ số thành thục cá cái (%) 8,39 ± 3,686; tỉ lệ thụ tinh (%) 89,64 ± 17,75; tỉ lệ nở (%) 68,10 ± 20,13. Nghiên cứu ương cá bột lên giống, tỉ lệ sống cá ở 30 ngày tuổi (%), ương trong bồn composit là 54,7 ± 21,9. Trong nội dung này, đề tài thực hiện một chuyên đề “Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống cá tra nghệ ương từ bột đến 30 ngày tuổi”, kết quả ở 4 nghiệm thức, tỉ lệ sống trung bình thấp nhất 30,2% (cho ăn bột đậu nành, lòng đỏ trứng vịt) và cao nhất 85,5% (cho ăn moina).

Với thử nghiệm khả năng thích nghi nồng độ muối ở 0‰, 3‰, 6‰, 9‰ và 12‰ của cá tra nghệ giống. Đề tài đã hoàn thành nghiên cứu ở giai đoạn 1 (ương cá bột từ 1 đến 30 ngày tuổi): thí nghiệm được bố trí trong bồn composite có dung tích 0,5m3, mật độ 300 cá bột/bồn (số lần lập lại r = 3; số nghiệm thức t = 3 (0‰, 3‰, 6‰). Giai đoạn 2 (ương cá bột từ 30 đến 60 ngày tuổi): thí nghiệm được bố trí trong bồn composite có dung tích 0,5 m3, mật độ 100 cá hương/bồn (số lần lập lại r = 3; số nghiệm thức t = 5 (0‰, 3‰, 6‰, 9‰ và 12‰). Tỉ lệ sống cá giống đến 30 ngày tuổi (0‰ - 6‰ là 29,56 ± 8,6 - 69,94 ± 7,55) và 60 ngày tuổi (0‰ - 12‰ là 60,33 ± 20,71 - 94,33 ± 4,93). Thử nghiệm này, đề tài còn nghiên cứu thêm phần nâng dần độ mặn trong quá trình ương nuôi (2 ngày nâng 1‰), cho thấy cá tra nghệ thích nghi (cá ăn thức ăn và phát triển bình thường) đến độ mặn 27‰.

Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng hoàn chỉnh quy trình sinh sản nhân tạo và sản xuất giống cá tra nghệ (Pangasius kunyit)” do ThS Vương Học Vinh và nhóm cộng sự đang tiếp tục thực hiện tăng trưởng khối lượng cá trong nghiên cứu, tổng hợp số liệu và phân tích thống kê. Bố trí thử nghiệm thêm về tỉ lệ sống và tăng trưởng cá giai đoạn từ 60 ngày đến 90 ngày tuổi ở 4 nghiệm thức có độ mặn 0‰, 12‰, 20‰, 27‰; đồng thời, khẳng định khả năng phát triển trong điều kiện nước lợ và mặn của cá tra nghệ nước ngọt.

Xem thêm
Hà Nội trao tặng Nghệ An 100 con bò giống

Tỉnh Nghệ An có tổng đàn bò thuộc tốp đầu cả nước, với việc tiếp nhận thêm 100 con giống từ thành phố Hà Nội càng góp phần nâng cao vị thế hiện có.

Trăn trở công tác thú y cơ sở sau khi sát nhập đơn vị hành chính

Nhiều địa phương lo lắng sau sát nhập, cán bộ bán chuyên trách nghỉ việc khiến công tác thú y cơ sở gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân lực, địa bàn quản lý rộng.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

16 cán bộ kiểm ngư 'gánh' 6.000km² mặt biển

Quảng Ninh Lực lượng kiểm ngư Quảng Ninh chỉ có 16 cán bộ nhưng quản lý tới 6.000km² mặt biển, dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm trên biển.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất