| Hotline: 0983.970.780

Đám cưới cổ tích của 'nàng Bạch tuyết và chú lùn' xứ Nghệ

Chủ Nhật 28/02/2016 , 10:11 (GMT+7)

Vượt khoảng cách gần 2.000 km và phản đối của gia đình, cô gái Cẩm Giàng (Long An) vẫn quyết lấy chàng trai khuyết tật xứ Nghệ.

Cách đây vài ngày, đoạn clip "Đám cưới cổ tích giữa đời thường" được đăng tải trên Facebook Nghệ An. Clip đã gây xúc động mạnh khi chú rể Đậu Quang Quý (40 tuổi), bị tàn tật bẩm sinh, còn cô dâu Ngô Thị Cẩm Giàng (21 tuổi) là người hoàn toàn lành lặn, đã vượt lên số phận để yêu thương nhau.

Chú rể Quang Quý là con trưởng trong gia đình có 3 anh chị em. Vì chịu ảnh hưởng chất độc màu da cam nên anh chỉ cao chưa đầy 1m và không thể đi bộ lâu. Trước đây anh học hết lớp 9 và có thời gian đã đi bán tăm từ thiện. Bị khuyết tật nhưng đầu óc anh Quý vẫn nhanh nhẹn, khuôn mặt sáng sủa, tính tình lại vui vẻ, lạc quan nên ai cũng yêu quý.


Hình ảnh trong đám cưới "cổ tích" của anh Quý, chị Giàng được người thân và bà con xóm giềng ghi lại. Ảnh: NVCC

Chị Cẩm Giàng sinh ra trong một gia đình nghèo và phải bỏ học từ nhỏ để phụ giúp gia đình. Trước khi về làm vợ anh Quý, chị Giàng đi làm thợ may, mức lương hơn 5 triệu đồng mỗi tháng.

"Tôi tình cờ quen vợ qua điện thoại. Trước kia số điện thoại vợ đang dùng thuộc về một cậu bạn thân của tôi", anh Quý chia sẻ.

Nhờ cuộc điện thoại nhầm này mà anh Quý quen được cô gái trẻ miền Tây. Ngoài nhắn tin, mỗi ngày họ gọi cho nhau khoảng 10 cuộc điện thoại. Ba tháng sau đó, anh Quý quyết định vượt khoảng cách gần 2.000 km đi Long An thăm bạn gái. Đây là chuyến đi xa nhất trong cuộc đời anh từ trước tới nay.


Đôi uyên ương tổ chức đám cưới sơ sài nhưng ngập tiếng cười, hạnh phúc tại quê nhà Nghệ An. Ảnh: NVCC.

Lần đầu gặp mặt, anh hồi hộp ghê lắm. "Tôi và cô ấy hẹn gặp nhau ở quán cà phê, sau đó cô ấy dẫn tôi về thăm gia đình. Ban đầu bố mẹ cô ấy phản đối chúng tôi yêu nhau, một phần vì tôi tàn tật, một phần vì chúng tôi cách nhau quá xa", anh Quý nhớ lại.

Trước tình yêu chân thật của con, gia đình chị Giàng cuối cùng cũng gật đầu đồng ý phép đôi trẻ. Chàng trai xứ Nghệ chính thức dẫn bạn gái về thăm quê nhà. Sau hơn một năm yêu nhau, họ tổ chức đám cưới trong sự chúc phúc của đông đảo bà con xóm giềng vùng quê Diễn Châu, Nghệ An.


Chị Giàng cho biết, vì yêu tính cách vui vẻ và tốt bụng của anh Quý mà chị đã đấu tranh với gia đình để được làm vợ anh. Ảnh: NVCC.

Do khoảng cách hai gia đình quá xa và điều kiện kinh tế không cho phép nên khi chuẩn bị cưới, người lớn hai gia đình chỉ nói chuyện qua điện thoại. Sau đó mình chị Cẩm Giàng ra Nghệ An và lễ đón dâu được tiến hành từ studio ảnh cưới về nhà anh. "Tuy đám cưới của chúng tôi sơ sài nhưng được từ người già cho đến trẻ nhỏ chúc phúc, chúng tôi cũng vui lắm", anh Quý cười nói.

Hiện tại vợ chồng anh Quý vẫn sống chung với bố mẹ đẻ. "Chú lùn" này ước mơ sẽ mở một cửa hàng, nơi đó anh sửa chữa điện thoại (nhờ đã được học nghề) và chị Giàng sẽ làm nghề may.

Tuy nhiên, ước mơ vẫn chỉ là ước mơ, hoàn cảnh gia đình anh Quý và chị Giàng đều không cho phép họ mở được cửa hàng nho nhỏ. Bởi vậy tạm thời anh Quý vẫn sẽ đi bán tăm cho hội từ thiện để tiết kiệm lấy một số tiền chuẩn bị cho vợ sinh và mua đồ cho con sắp ra đời của mình.

VnExpress

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Nỗi lo dịch bệnh từ xác lợn chết phân hủy trên kênh dẫn nước

THANH HÓA Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, việc người dân ném xác lợn chết xuống các tuyến kênh mương thủy lợi đang tiềm ẩn nguy cơ phát tán dịch bệnh.

Hà Tĩnh: Sâu bệnh hại phát sinh diện rộng và bất thường

Sâu bệnh trên cây trồng phát sinh, gây hại diện rộng và bất thường nhất trong nhiều năm trở lại đây. Ngành chuyên môn phải triệu tập họp khẩn bàn giải pháp ứng phó.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Quảng Ninh xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử cho toàn ngành nuôi tôm

Với nền tảng công nghệ và chiến lược bài bản, Quảng Ninh đang bứt phá mạnh mẽ, khẳng định vị thế trong bản đồ nuôi tôm hiện đại của cả nước.

Lộ trình phát triển 20ha dược liệu dưới tán rừng FSC

Hà Tĩnh Thiên niên kiện, lim xanh và mây là các loại dược liệu được trồng dưới tán rừng đã có chứng chỉ FSC để nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Bình luận mới nhất