| Hotline: 0983.970.780

Biến phụ phẩm quả xoài thành phân hữu cơ

Chủ Nhật 06/07/2025 , 19:14 (GMT+7)

ĐỒNG THÁP Biến phế phẩm xoài thành phân hữu cơ không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn mở ra mô hình kinh tế tuần hoàn, nâng cao giá trị cho nông nghiệp Đồng Tháp.

Đồng Tháp là thủ phủ xoài của ĐBSCL với diện tích gần 18.000 ha, lớn nhất trong vùng. Hàng năm sản lượng xoài của tỉnh đạt khoảng 200.000 tấn, kéo theo đó là khoảng 60.000 - 75.000 tấn phế phẩm như vỏ, hạt và cùi sau chế biến. Bài toán đặt ra là làm sao biến rác thải nông nghiệp này thành tài nguyên hữu ích.

Đồng Tháp có gần 18.000 ha xoài, cho sản lượng khoảng 200.000 tấn trái và kéo theo đó là khoảng 60.000 - 75.000 tấn phế phẩm như vỏ, hạt và cùi sau chế biến. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đồng Tháp có gần 18.000 ha xoài, cho sản lượng khoảng 200.000 tấn trái và kéo theo đó là khoảng 60.000 - 75.000 tấn phế phẩm như vỏ, hạt và cùi sau chế biến. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để giải quyết được vấn đề này, Đồng Tháp đang triển khai đề tài khoa học “Hoàn thiện quy trình sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phế phẩm trái xoài” do Viện Cây ăn quả miền Nam phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Tháp thực hiện.

Theo TS Nguyễn Thị Ngọc Trúc, Trưởng Bộ môn Nông học (Viện Cây ăn quả miền Nam), phế phẩm từ quả xoài có thể chiếm 30 – 50% tổng trọng lượng trái. Nếu không được xử lý đúng, chúng sẽ trở thành nguồn gây ô nhiễm môi trường lớn.

Đề tài nghiên cứu đã tận dụng các vi sinh vật có lợi như nấm Trichoderma, vi khuẩn cố định đạm và enzym sinh học để phân giải nhanh các chất hữu cơ trong vỏ, hạt xoài. Từ đó chuyển hóa thành phân hữu cơ sinh học giàu dinh dưỡng, cải tạo đất và thúc đẩy sự phát triển bền vững của cây trồng.

Việc sử dụng các chế phẩm vi sinh bản địa giúp quy trình xử lý thân thiện và khả thi hơn trong điều kiện sản xuất của nông dân Đồng Tháp. Điều đáng mừng là hiện kết quả nghiên cứu đã nhanh chóng thành công, được Công ty TNHH Nhiên liệu, Nông nghiệp Đồng Tháp tiếp nhận đưa vào ứng dụng thực tế.

Chế biến xoài xuất khẩu tại Đồng Tháp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chế biến xoài xuất khẩu tại Đồng Tháp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Anh Trần Ngọc Phúc, Giám đốc Công ty TNHH Nhiên liệu, Nông nghiệp Đồng Tháp cho biết: “Tôi sinh ra và lớn lên từ vùng đất trồng xoài ở Cao Lãnh, thấy kết quả nghiên cứu của đề tài xử lý phụ phẩm quả xoài thành phân hữu cơ có tiềm năng lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Với nguồn nguyên liệu dồi dào, nhà máy dự kiến sản xuất trung bình 30 tấn phân hữu cơ mỗi ngày, tương đương 9.000 tấn/năm, giúp xử lý một lượng lớn phế phẩm quả xoài và cung cấp nguồn phân hữu cơ chất lượng phục vụ sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh”.

Theo anh Phúc, tính toán sơ bộ, doanh thu hàng năm từ hoạt động sản xuất phân hữu cơ của Công ty có thể đạt trên vài chục tỷ đồng, đồng thời góp phần giảm thiểu đáng kể lượng chất thải nông nghiệp thải ra môi trường. Không chỉ có lợi ích về mặt kinh tế, việc sử dụng phân bón hữu cơ còn giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, cải thiện độ màu mỡ của đất, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.

Ông Nguyễn Thái Bình, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Tháp cho biết: Phụ phẩm quả xoài bỏ đi, được doanh nghiệp chủ động tiếp nhận kết quả nghiên cứu để thương mại hóa là một bước tiến rất đáng khích lệ. Đây là minh chứng cho thấy khoa học công nghệ khi sát với thực tiễn sẽ phát huy hiệu quả tốt.

Vỏ xoài chế biến thành phân hữu cơ có tiềm năng lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Vỏ xoài chế biến thành phân hữu cơ có tiềm năng lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Điều đáng mừng là vòng tuần hoàn từ quả xoài trở thành phân hữu cơ quay lại bón cho chính cây xoài hoặc các cây trồng khác sẽ hình thành mô hình kinh tế tuần hoàn đúng nghĩa. Đặc biệt, hiện nay Đồng Tháp đang thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và hướng đến phát triển xanh, đây là hướng đi có ý nghĩa chiến lược góp phần bảo vệ môi trường và tăng thu nhập cho nông dân.

Về lâu dài, Đồng Tháp đang kỳ vọng tạo dựng các chuỗi liên kết vững chắc giữa nông dân, doanh nghiệp và nhà khoa học. Khi nông dân nhìn thấy lợi ích rõ ràng từ việc dùng phân hữu cơ, vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa nâng cao chất lượng sản phẩm, họ sẽ sẵn sàng chuyển đổi. Đó chính là thành công lớn nhất của đề tài này.

Xem thêm
Người chăn gà du mục và ước mơ thay đổi hình ảnh nông dân Việt

Sáng đó sương dâng ngập trời Tân Sơn, tôi lên núi chăn gà du mục để nghe Đức kể về ước mơ thay đổi hình ảnh 'cổ cày, vai bừa' của nông dân Việt.

Cải tiến an toàn sinh học trước các rủi ro mới

Cải tiến an toàn sinh học và truy xuất nguồn gốc, Dự án hướng đến ngành chăn nuôi lợn an toàn, minh bạch và phát triển bền vững trước các rủi ro sinh học mới.

Giá mận hậu giảm mạnh, nông dân vẫn lãi khá

SƠN LA Giá mận hậu năm nay giảm mạnh khiến cho người trồng mận ở Mộc Châu kém vui, nhưng nhiều nhà vườn vẫn có lợi nhuận khá nhờ chi phí sản xuất không cao.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Biến vùng đất sâu, trũng thành 'vựa' cá Koi tiền tỷ

HẢI PHÒNG Từ bỏ lối canh tác truyền thống, anh Vũ Văn Quân táo bạo chuyển đổi sang nuôi cá Koi Nhật Bản kết hợp kinh tế tuần hoàn, tạo ra giá trị bất ngờ.

Vườn Quốc gia Vũ Quang - tương lai du lịch xanh

HÀ TĨNH Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia Vũ Quang, giai đoạn 2025 - 2030.

Bình luận mới nhất