| Hotline: 0983.970.780

Bệnh thối hoa nhãn, vải

Thứ Sáu 10/01/2020 , 06:50 (GMT+7)

Nhãn, vải là một trong những cây trồng nông nghiệp cho giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, có rất nhiều loại dịch hại làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng nhãn, vải.

09-33-32_benhthoiho

Một trong những dịch hại nguy hiểm thường xuất hiện trong mùa nhãn, vải ra nụ hoa quả non là bệnh thối nụ hoa.

Triệu chứng, tác hại:

Bệnh gây hại giai đoạn nhãn, vải ra nụ, hoa. Bệnh làm cho nụ hoa, hoặc chùm nụ hoa bị biến màu nâu, rồi chuyển dần sang đen, sau đó sẽ thối, khô và rụng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất nhãn, vải. Bệnh cũng thường tấn công trên các bộ phận còn non như lá, cành và quả non. Bệnh còn làm chậm tốc độ sinh trưởng của những vườn nhãn, vải ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, nếu không phòng trừ kịp thời.

Tác nhân gây hại và điều kiện phát triển:

Bệnh thối nụ hoa do nấm Colletotrichum sp. gây ra. Bệnh gây hại cây nhãn, vải từ vườn kiến thiết cơ bản, đến vườn đang kinh doanh. Bệnh thường gây hại nặng vào giai đoạn nhãn, vải bắt đầu ra lộc, nụ, hoa, quả non, nhất là khi môi trường có điều kiện mát lạnh, ẩm thấp, mưa phùn và sương mù nhiều.

Một số biện pháp phòng trừ đã được áp dụng và cho hiệu quả cao:

- Cắt tỉa và vệ sinh vườn nhãn, vải trước khi vào vụ để vườn được thông thoáng, đủ ánh sáng và giảm ẩm độ.

- Bón phân cân đối, hợp lý. Chú ý tăng cường lượng phân Kali. Sử dụng phân TANO-601 để cung cấp vi lượng cần thiết nhằm tăng sức đề kháng của cây, tăng năng suất và chất lượng, cũng như làm đẹp mẫu mã trái cây.

- Thăm vườn thường xuyên trong giai đoạn ra lộc, nụ, hoa, quả non để từ đó có quyết định phòng trị thích hợp, kịp thời.

- Qua kinh nghiệm phòng trừ bệnh khô thối hoa nhiều năm của người dân, cần chú ý phun phòng đúng lúc, nhất là ở các vườn cây có nguy cơ nhiễm bệnh cao, hoặc những vườn nhãn, vải năm trước đã bị bệnh nặng, dễ để lại nhiều tàn dư bệnh hại trên cây. Tiến hành phun phòng ngừa trong giai đoạn nhãn, vải ra lộc, nụ, hoa, quả non.

Khi vườn chớm bị bệnh, tiến hành phun 2-3 lần/ đợt, mỗi lần cách nhau khoảng 5-7 ngày. Loại thuốc có hiệu quả và phổ biến hiện nay mà nông dân thường sử dụng là HẠT VÀNG 250SC, hay CLEARNER 75WP, hoặc PYLACOL 700WP.

- Khi phun thuốc cho nhãn, vải, cần sử dụng đủ lượng nước phun và cần có thiết bị phun thuốc tơi sương tận ngọn cây mới có hiệu quả.

- Vận động những vườn chung quanh cùng phòng trừ để giảm bớt nguồn bệnh, tránh lây lan lẫn nhau.

Xem thêm
Nuôi gà đẻ trứng áp dụng công nghệ tự động hiện đại

QUẢNG NINH Trang trại gà Tân An ở thị xã Quảng Yên ứng dụng phần mềm FarmGo để quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất giúp kiểm soát mọi thông tin liên quan đến đàn gà.

Từ lao đao đến ổn định nhờ vaccine dịch tả lợn Châu Phi

Từng nhiều lần điêu đứng vì dịch tả lợn Châu Phi (ASF), anh Nguyễn Thanh Tùng đã quyết định sử dụng vaccine ASF của AVAC, bước ngoặt giúp trang trại dần ổn định trở lại.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản khẳng định vai trò tư vấn chiến lược

Đảng bộ Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản quyết tâm đồng hành cùng ngành nông nghiệp thực hiện mục tiêu hiện đại sản xuất, tăng tốc trong xuất khẩu.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất