| Hotline: 0983.970.780

Vựa cá trên thung lũng sông La Ngà

Thứ Hai 09/09/2019 , 16:14 (GMT+7)

Nghề nuôi cá nước ngọt ở thung lũng sông La Ngà ngày càng phát triển cả về quy mô và sản lượng. Nhiều đối tượng như cá chình, thát lát, cá lăng, bống tượng, cá trắm, mè, chép… được thả nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tiềm năng

Sông La Ngà bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, chảy qua 2 huyện Đức Linh, Tánh Linh của Bình Thuận, rồi đổ ra hồ Trị An - sông Đồng Nai. Sông này có nhiệm vụ rất quan trọng là cấp nước chính, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của người dân các địa phương, cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập úng ở vùng trũng vào mùa mưa.

Tận dụng lợi thế đó, người dân ở 2 huyện Đức Linh và Tánh Linh (Bình Thuận) đã phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt.

Thu hoạch cá thát lát cườm. Ảnh: Kim Sơ.

Một người nuôi nơi đây cho biết: "Ban đầu chỉ vài hộ thả nuôi, sau đó lan rộng ra 2 huyện Đức Linh, Tánh Linh vì hiệu quả kinh tế mang lại. Từ đó nghề nuôi cá nước ngọt nơi đây phát triển đa dạng với nhiều đối tượng nuôi như cá chình, thát lát, cá lăng, bống tượng và các loại cá truyền thống như cá trắm, mè, chép, điêu hồng và trở thành sản xuất hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao".

Ông Võ Văn Ty, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tánh Linh cho biết: Toàn huyện hiện có khoảng 1.600 ha mặt nước, trong đó diện tích ao bàu trên 90 ha và mặt hồ Biển Lạc trên 1.500 ha (mùa nước kiệt khoảng 350 ha).

Nửa đầu năm 2019, toàn huyện thả nuôi gần 500 ha, tổng sản lượng thu hoạch trên 1.000 tấn. Đặc biệt, cá thát lát cườm là đối tượng nuôi có tiềm năng phát triển trong tương lai, vì có phẩm chất thịt ngon, ít xảy ra dịch bệnh, giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng.

“Thời gian qua, việc kết hợp kêu gọi doanh nghiệp thu mua cá thát lát cườm thương phẩm, tạo nên chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ bước đầu được thực hiện một cách thuận lợi, tạo điều kiện cho các hộ nuôi ở 2 huyện Tánh Linh, Đức Linh không còn lo lắng về đầu ra sản phẩm”, ông Ty chia sẻ.

Ương cá giống ở thung lũng sông La Ngà. Ảnh: Kim Sơ.


Chuyển giao kỹ thuật nuôi mới

Tại hội thảo về “Phát triển nuôi thủy sản nước ngọt khu vực thung lũng sông La Ngà” do Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức mới đây tại thị trấn Lạc Tánh (Tánh Linh), ông Nguyễn Tám, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông cho biết: Bên cạnh những đối tượng nuôi truyền thống, đơn vị đã chuyển giao kỹ thuật các loài nuôi mới có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định như cá chình, lươn, cá lăng nhà, thát lát cườm…

Qua đó, dần thay đổi nhận thức của bà con trong việc sử dụng thức ăn công nghiệp thay thế các loại thức ăn tươi sống, dễ làm ô nhiễm môi trường. Cá nuôi sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp nên rút ngắn thời gian nuôi. Không những thế chất lượng thịt cá thơm ngon, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nhất là cá thát lát cườm.

Kiểm tra cá giống. Ảnh: Kim Sơ.

Vấn đề trên được ông Phạm Xuân Thanh, một người nuôi xã Gia An (Tánh Linh) xác nhận và cho biết, gia đình ông có khoảng 5.000m2 ao nuôi, thả các loại cá thát lát, cá trê, diêu hồng… Sau 8 tháng thả nuôi, cá thát lát bắt đầu cho thu hoạch, ông bán với giá 80 ngàn đồng/kg, cho lãi từ 30-40%. Đối với các loại cá khác như cá trê, ông thu hoạch bán với giá khoảng 40 ngàn đồng/kg, cho lãi từ 20-30%.

Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận cho biết, hướng phát triển nghề nuôi trồng thủy sản tại vùng thung lũng sông La Ngà trong thời gian tới là đẩy nghề nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, có sức cạnh tranh và phát triển bền vững. Bên cạnh đó hướng người nuôi nâng cao chất lượng, gắn với ổn định môi trường sinh thái, duy trì ổn định diện tích mặt nước nuôi thủy sản trong ao, bàu, lồng bè. Đặc biệt là xây dựng hoàn chỉnh liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ với đối tượng cá thát lát, từng bước xây dựng nhãn hiệu “Cá thát lát Tánh Linh”.

Xem thêm
Người được dúi 'trả lương' mỗi tháng hơn 20 triệu đồng

'Vợ nhà nước trả lương, còn chồng thì được con dúi trả lương'. Bà con ở xã Tân Sơn mới, tỉnh Phú Thọ thỉnh thoảng lại tếu táo về anh Nguyễn Trung Nam như vậy.

Dịch tả heo Châu Phi tái bùng phát tại Gia Lai

GIA LAI Qua nhiều năm dịch tả heo Châu Phi được khống chế nhờ giải pháp phòng chống dịch của ngành chức năng, nay dịch bệnh này tái xuất hiện tại phường An Nhơn Đông.

Khẩn trương phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng

Tại các địa phương từ Nghệ An đến TP Huế, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng đang gia tăng do thời tiết thuận lợi cho sinh vật hại phát triển.

Nâng tầm nông sản từ những mô hình trang trại bền vững

Hưng Yên đẩy mạnh mời gọi các nhà đầu tư phát triển trang trại theo hướng hữu cơ, liên kết sản xuất - tiêu thụ, tạo nền tảng vững chắc để nâng tầm giá trị nông sản.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Biến vùng đất sâu, trũng thành 'vựa' cá Koi tiền tỷ

HẢI PHÒNG Từ bỏ lối canh tác truyền thống, anh Vũ Văn Quân táo bạo chuyển đổi sang nuôi cá Koi Nhật Bản kết hợp kinh tế tuần hoàn, tạo ra giá trị bất ngờ.

Vườn Quốc gia Vũ Quang - tương lai du lịch xanh

HÀ TĨNH Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia Vũ Quang, giai đoạn 2025 - 2030.

Bình luận mới nhất