| Hotline: 0983.970.780

Góp ý sửa đổi Nghị định 13 hướng dẫn Luật Chăn nuôi

Thứ Sáu 20/11/2020 , 12:01 (GMT+7)

Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) vừa tổ chức Hội nghị góp ý kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị định số 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật chăn nuôi.

Hội nghị góp ý kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị định số 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật chăn nuôi tại Bắc Ninh  Ảnh: Nguyên Huân.

Hội nghị góp ý kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị định số 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật chăn nuôi tại Bắc Ninh  Ảnh: Nguyên Huân.

Theo đó, trong quá trình triển khai Nghị định số 13, đặc biệt trong hoạt động xuất nhập khẩu nảy sinh một số bất cập được các cơ quan tại cửa khẩu và doanh nghiệp có ý kiến. Tiếp thu các góp ý xác đáng Cục Chăn nuôi đề xuất bãi bỏ Điểm a khoản 1 Điều 29 quy định vật nuôi sống nhập khẩu làm thực phẩm phải đáp ứng các yêu cầu là được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ xác nhận sử dụng làm thực phẩm. Lí do bởi hiện nay, một số quốc gia trên thế giới không thực hiện xác nhận nội dung này. Vì vậy, quy định này có thể gây khó khăn, vướng mắc với các doanh nghiệp nhập khẩu vật nuôi sống làm thực phẩm.

Sửa đổi Khoản 6 Điều 4 Nghị định 13 quy định trường hợp hồ sơ là bản bằng chữ nước ngoài phải có bản dịch ra tiếng Việt có chứng thực thành trường hợp hồ sơ là bản chữ nước ngoài phải có bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện thủ tục hành chính.

Nội dung sửa đổi, bổ sung tại Khoản 8 Điều 10 mục 8 là Cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại ở hộ gia đình, hộ kinh doanh; Cơ sở sản xuất thực phẩm sử dụng làm thức ăn chăn nuôi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bảo đảm an toàn thực phẩm.

Điểm c Khoản 3 Điều 18 Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp đối với nguyên liệu đơn, thức ăn truyền thống được đề xuất sửa đổi thành Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do các cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp (sau đây gọi tắt là CFS) đối với nguyên liệu đơn, thức ăn truyền thống.

Trường hợp thức ăn truyền thống không có CFS phải được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ xác nhận sản phẩm được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi tại nước xuất xứ tại một trong các giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng nhận hàng hóa xuất khẩu, văn bản loại khác.

Không áp dụng CFS đối với các loại thức ăn truyền thống sau, bao gồm: ngô, thóc, lúa mì, lúa mạch, kê, cám mì, cám gạo, đậu tương, đậu xanh, đậu lupin, đậu triệu, hạt lạc, hạt bông, hạt lanh, hạt vừng, hạt điều, khô dầu đậu tương, cỏ tự nhiên, cỏ trồng, cây họ hòa thảo, cây họ đậu.

Về nội dung thay đổi quy định này, Cục Chăn nuôi cho biết, phản ánh của một số doanh nghiệp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, hiện nay một số nước không quy định cấp CFS dối với mặt hàng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhưng có quy định sản phẩm truyền thống được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Trong thực tế có nhiều loại nguyên liệu nguồn gốc động vật được sản xuất với mục đích không phải làm thức ăn chăn nuôi tại nước ngoài, song vì lợi nhuận mà doanh nghiệp Việt Nam vẫn nhập khẩu về làm thức ăn chăn nuôi.

Vì vậy, văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước xuất xứ như Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, thực vật, giấy tờ khác có nội dung xác nhận sản phẩm được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi tại nước xuất xứ được coi như một biện pháp ngăn chặn nhập khẩu hàng hóa không đảm bảo chất lượng làm thức ăn chăn nuôi vào Việt Nam.

Bên cạnh đó, Cục Chăn nuôi cũng đề nghị thay đổi Khoản 4 Điều 18 sửa đổi, bổ sung trình tự kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được. Theo đó, tổ chức, cá nhân gửi 1 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 18 đến cơ quan kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều 18.

Trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan kiểm tra thẩm định nội dung hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan kiểm tra yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp đạt yêu cầu, cơ quan kiểm tra xác nhận vào giấy đăng ký kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu để tổ chức, cá nhân làm thủ tục hải quan.

Xem thêm
Thú y Hải Phòng sau sáp nhập: [Bài cuối] Cơ hội vàng kiện toàn hệ thống thú y

HẢI PHÒNG Việc sáp nhập đã mang đến cho Hải Phòng cơ hội để thực hiện những giải pháp đột phá, kiện toàn hệ thống thú y và chuỗi giá trị chăn nuôi an toàn, bền vững

Tìm hướng đột phá tạo sự khác biệt cho cà phê Sơn La

Sơn La phấn đấu đến năm 2030 tái canh 9.800 ha cà phê, phát triển 5.950 ha cà phê đặc sản, 80 - 90% diện tích trồng mới sử dụng giống chuẩn.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

'Cánh đồng công nghệ' - lời giải cho bài toán tăng trưởng xanh

HẢI PHÒNG Mô hình trồng lúa công nghệ cao được triển khai tại Hải Phòng là phép thử cho tư duy sản xuất mới, hướng tới nền nông nghiệp giảm phát thải, hiệu quả và bền vững.

Kiểm ngư Vùng 5: Không có vùng xám trong chống khai thác IUU

Lực lượng Kiểm ngư Vùng 5 quyết liệt tuần tra, xử lý vi phạm trên biển, khẳng định không có ngoại lệ, không có vùng xám trong chống khai thác IUU.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất