| Hotline: 0983.970.780

Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài 4] Sức bật công nghệ đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Chủ Nhật 13/07/2025 , 20:53 (GMT+7)

Với định hướng trở thành 'Nhà bếp của thế giới', nhờ sức bật từ công nghệ, CPV Food Bình Phước từng bước đưa sản phẩm chăn nuôi Việt ra thế giới.

Tổ hợp chăn nuôi 4.0 đầu tiên tại Việt Nam

Khánh thành vào tháng 12/2020 với tổng vốn đầu tư 250 triệu USD, tổ hợp nhà máy CPV Food Bình Phước được xem là tổ hợp sản xuất khép kín đầu tiên tại Việt Nam.

CPV Food Bình Phước đã đầu tư nhập khẩu đàn gà giống bố mẹ có gen trội từ các quốc gia uy tín. Ảnh: T.T.

CPV Food Bình Phước đã đầu tư nhập khẩu đàn gà giống bố mẹ có gen trội từ các quốc gia uy tín. Ảnh: T.T.

Ngay từ khâu đầu vào, CPV Food Bình Phước đã đầu tư nhập khẩu đàn gà giống bố mẹ có gen trội từ các quốc gia uy tín, nhằm tạo ra đàn con có khung xương chắc khỏe, phát triển nhanh mà không cần sử dụng hormone tăng trưởng. Một điểm nổi bật trong quy trình là việc tiêm vacxin trực tiếp vào trứng từ khi còn trong phôi - giải pháp bảo hộ dịch bệnh chủ động, giúp đàn gà con có miễn dịch vững vàng ngay từ lúc nở.

Các trang trại được xây dựng theo mô hình cách ly hoàn toàn giữa bên trong và bên ngoài, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm. Gia cầm được nuôi trong hệ thống chuồng lạnh, sử dụng công nghệ làm mát bay hơi, đảm bảo nhiệt độ ổn định và môi trường sạch sẽ. Toàn bộ quy trình cho ăn, uống, thu gom phân và kiểm tra sức khỏe đều được tự động hóa.

Không dừng lại ở đó, hệ thống trang trại thông minh còn tích hợp Big Data để theo dõi, ghi nhận và phân tích lượng thức ăn, nước uống, trọng lượng và nhiệt độ đàn gà theo thời gian thực. Nhờ vậy, CPV Food có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời, tối ưu năng suất và tiết kiệm chi phí.

Ứng dụng công nghệ Big Data vào chăn nuôi. Ảnh: T.T

Ứng dụng công nghệ Big Data vào chăn nuôi. Ảnh: T.T

Một điểm đáng chú ý trong mô hình của CPV Food Bình Phước là sự tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn châu Âu về phúc lợi động vật. Gia cầm được nuôi dưỡng trong điều kiện lý tưởng, giảm thiểu stress, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh và tuyệt đối không dùng chất tăng trọng. Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) được sử dụng trong toàn bộ quá trình vận chuyển từ trại nuôi đến nhà máy, đảm bảo truy xuất nguồn gốc 100% cho từng lô sản phẩm.

Chuỗi giết mổ thông minh chuẩn Halal JAKIM

Tại khu vực giết mổ và chế biến sâu, CPV Food Bình Phước vận hành hoàn toàn bằng hệ thống tự động hóa 100%, sử dụng công nghệ tiên tiến nhập khẩu từ các quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực cơ khí và chế biến thực phẩm. Tự động hóa không chỉ giúp kiểm soát chất lượng chính xác mà còn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở mức cao nhất.

Các đối tác của CPV Food Bình Phước tham quan, kiểm tra quy trình vận hành giết, mổ gia cầm tự động hóa tại nhà máy của công ty. Ảnh. Trần Trung.

Các đối tác của CPV Food Bình Phước tham quan, kiểm tra quy trình vận hành giết, mổ gia cầm tự động hóa tại nhà máy của công ty. Ảnh. Trần Trung.

Đặc biệt, CPV Food Bình Phước đã đồng bộ toàn bộ dây chuyền sản xuất theo chuẩn Halal JAKIM, một trong những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất do Cục Phát triển Hồi giáo Malaysia (JAKIM) ban hành. Đây là chứng nhận bắt buộc để sản phẩm được phép tiêu thụ trong cộng đồng Hồi giáo toàn cầu.

Anh HaKinr, cán bộ quản lý quy trình giết mổ và chế biến sản phẩm của Công ty CPV Food Bình Phước, cho biết, theo quy định của chuẩn Halal JAKIM, mọi khâu từ nguồn gốc nguyên liệu, giết mổ, chế biến, bảo quản, vận chuyển đến đóng gói đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc của đạo Hồi.

Khu vực giết mổ và chế biến phải được trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ và quy trình nhằm ngăn ngừa ô nhiễm chéo với sản phẩm không Halal. Đặc biệt, việc giết mổ phải được thực hiện theo đúng nghi lễ Hồi giáo, đảm bảo nhanh chóng, nhân đạo, giảm thiểu đau đớn cho vật nuôi.

Người Hồi giáo tham gia quy trình giết mổ, chế biến sâu sản phẩm tại CPV Food Bình Phước. Ảnh: T.T

Người Hồi giáo tham gia quy trình giết mổ, chế biến sâu sản phẩm tại CPV Food Bình Phước. Ảnh: T.T

“Toàn bộ chuỗi cung ứng từ trang trại đến bàn ăn đều nằm trong hệ thống kiểm soát khép kín, không để xảy ra bất kỳ sự tiếp xúc nào với vật liệu hoặc sản phẩm bị cấm theo giáo luật. Cơ quan JAKIM định kỳ tiến hành đánh giá, kiểm tra đột xuất để giám sát toàn diện, đảm bảo mọi quy trình luôn duy trì đúng chuẩn mực tôn giáo và an toàn thực phẩm”, anh HaKinr chia sẻ.

Ông Wirat Wongpornpakdee, Phó Tổng Giám đốc cấp cao phụ trách Ngành Thực phẩm và Phát triển Kinh doanh mới của C.P. Việt Nam, cho biết thêm, việc đạt được chứng nhận Halal JAKIM không chỉ là minh chứng cho năng lực sản xuất đẳng cấp quốc tế của CPV Food Bình Phước, mà còn là chìa khóa mở cánh cửa vào thị trường Hồi giáo rộng lớn, nơi có hơn 1,9 tỷ người tiêu dùng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng trong nước cũng được thụ hưởng những sản phẩm thịt gia cầm theo chuẩn quốc tế, an toàn, minh bạch và truy xuất rõ ràng.

Ông Wirat Wongpornpakdee cho biết thêm, nhờ đầu tư mạnh vào công nghệ, quy trình chuẩn hóa và hệ thống kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, CPV Food Bình Phước đã nhanh chóng khẳng định được năng lực xuất khẩu. Ngay trong năm đầu vận hành, chúng tôi đã xuất khẩu được lô hàng đầu tiên. Đến năm 2022, sản phẩm thịt gà chế biến của công ty đã chính thức thâm nhập thị trường Nhật Bản – một trong những thị trường khó tính hàng đầu thế giới.

Ông Wirat Wongpornpakdee chia sẻ thông tin với phóng viên Báo Nông nghiệp và Môi trường. Ảnh: Trần Trung.

Ông Wirat Wongpornpakdee chia sẻ thông tin với phóng viên Báo Nông nghiệp và Môi trường. Ảnh: Trần Trung.

Tổng giá trị xuất khẩu của CPV Food Bình Phước trong giai đoạn 2021-2025 ước tính đạt 67 triệu USD, đưa nhà máy này trở thành một trong những đơn vị xuất khẩu thịt gà chế biến lớn nhất Việt Nam hiện nay.

“Sau hơn 5 năm hoạt động, thành tựu lớn nhất mà chúng tôi tự hào là góp phần hiện thực hóa cam kết với Chính phủ Việt Nam là đưa thực phẩm chế biến trở thành ngành hàng xuất khẩu chiến lược, góp phần nâng tầm thương hiệu Việt trên bản đồ thực phẩm thế giới”, ông Wirat khẳng định.

Từ một vùng đất đỏ bazan đầy nắng gió, CPV Food đang từng bước hiện thực hóa khát vọng lớn: đưa sản phẩm chăn nuôi Việt vươn ra thế giới.

Xem thêm
Phú Thọ lập đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh động vật

PHÚ THỌ Sở Nông nghiệp và Môi trường Phú Thọ lập 2 đoàn kiểm tra, chỉ đạo phát triển chăn nuôi, thủy sản và công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại 8 xã trên địa bàn.

7.000 cây cau mỗi năm cho thu nhập 700 triệu đồng

THANH HÓA Với 14.000 gốc cau, trong đó 7.000 cây đã cho thu hoạch, tốn ít công chăm sóc, thương lái thu mua tại vườn, ông Dũng có thu nhập mỗi năm trên 700 triệu đồng.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất