| Hotline: 0983.970.780

Nuôi tôm trong nhà màng luân canh nhiều loài giảm rủi ro

Thứ Bảy 12/07/2025 , 15:34 (GMT+7)

VĨNH LONG TS. Phạm Thị Thu Hồng, Trường Đại học Cửu Long chia sẻ nuôi tôm trong nhà màng tuần hoàn và luân canh nhiều loài để giảm rủi ro do thời tiết cực đoan.

ĐBSCL là vùng nuôi tôm trọng điểm của cả nước, tuy nhiên mỗi năm khu vực này vẫn phải đối mặt với thiệt hại đáng kể do tác động hiện tượng thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu như nắng nóng kéo dài, mưa dầm hay xâm nhập mặn. Tổng thiệt hại ước tính tương đương 2-3% tổng diện tích toàn vùng, một con số đáng báo động.

Trước thực trạng đó, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Phạm Thị Thu Hồng - Trưởng Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cửu Long để tìm hiểu các giải pháp giúp ngành tôm ứng phó hiệu quả, phát triển ổn định trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt.

TS. Phạm Thị Thu Hồng, Trưởng Khoa Thủy sản Trường Đại học Cửu Long, chia sẻ các giải pháp giúp nghề nuôi tôm phát triển an toàn và bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Ảnh: Hồ Thảo.

TS. Phạm Thị Thu Hồng, Trưởng Khoa Thủy sản Trường Đại học Cửu Long, chia sẻ các giải pháp giúp nghề nuôi tôm phát triển an toàn và bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Ảnh: Hồ Thảo.

Biến đổi khí hậu đang tác động cụ thể ra sao đến nghề nuôi tôm hiện nay, thưa bà?

Ngành thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm là lĩnh vực nhạy cảm nhất với biến đổi khí hậu. Ba yếu tố tác động rõ nét hiện nay là dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm, lượng mưa và độ mặn thay đổi thất thường, cùng với hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp.

Nhiệt độ chênh lệch khiến tôm bị stress, giảm ăn, giảm miễn dịch; mưa kéo dài làm giảm độ mặn và nhiệt độ nước, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Khi oxy trong ao hạ thấp, tôm có thể chết hàng loạt. Bên cạnh đó, quá trình phân hủy chất hữu cơ trong ao sinh ra khí độc như NH₃ (khí amoniac) và H₂S (khí hydrogen sulfide), những tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tôm, nhất là vì chúng sống sát đáy. Nếu không có giải pháp thích ứng kịp thời, ngành nuôi tôm sẽ rất dễ bị tổn thương.

Đâu là hướng đi công nghệ giúp người nuôi thích ứng hiệu quả với các biến động này, thưa bà?

Trước hết là mô hình nuôi tôm trong nhà màng, nhà kín. Mô hình này giúp kiểm soát hoàn toàn môi trường nuôi, từ nhiệt độ, độ mặn đến lượng mưa, gió chướng. Nhờ đó, người nuôi không chỉ tránh được rủi ro mà còn có thể tăng vụ, tăng mật độ nuôi lên 300-400 con/m³, thay vì chỉ 100-150 con như mô hình truyền thống.

Khi kết hợp với công nghệ Biofloc hoặc hệ thống tuần hoàn nước, hiệu quả sẽ được nâng lên một tầm cao mới. Biofloc giúp duy trì hệ vi sinh vật có lợi trong ao, giảm thay nước, ổn định chất lượng nước và hạn chế mầm bệnh.

Thêm vào đó, việc ứng dụng cảm biến IoT cho phép theo dõi các chỉ số thủy - lý - hóa như pH, oxy, độ mặn theo thời gian thực. Người nuôi sẽ chủ động ứng phó, thay vì “chạy theo sự cố”. Đây là bước tiến rất quan trọng để chuyển sang nuôi tôm thông minh, an toàn, tiết kiệm.

Thưa bà, với những hộ quy mô nhỏ, chưa có điều kiện đầu tư công nghệ cao thì sao?

Với bà con chưa thể đầu tư nhà màng, chúng tôi khuyến khích luân canh tôm thẻ chân trắng với cá rô phi, đây là giải pháp sinh thái đơn giản nhưng hiệu quả cao. Cá rô phi không chỉ thích nghi tốt với nước ngọt - lợ mà còn có khả năng lọc sinh học, giúp làm sạch môi trường ao nuôi.

Khi nuôi luân canh, người nuôi có thể ngắt vòng đời mầm bệnh, giúp vụ tôm sau khỏe mạnh hơn. Mô hình này phù hợp với điều kiện tự nhiên, kỹ thuật và kinh tế của phần lớn nông hộ miền Tây. Ngoài rô phi, tùy theo địa hình, bà con có thể áp dụng các mô hình tôm - cua - cá, tôm - lúa, tôm - cá rô phi cũng rất hiệu quả.

Chuyên gia cho biết, nuôi tôm trong nhà màng giúp hạn chế dịch bệnh, là cách làm an toàn và hiệu quả hiện nay. Ảnh: Hồ Thảo.

Chuyên gia cho biết, nuôi tôm trong nhà màng giúp hạn chế dịch bệnh, là cách làm an toàn và hiệu quả hiện nay. Ảnh: Hồ Thảo.

Về con giống và vai trò của chính sách, bà có kiến nghị gì?

Về giống, điều kiện tiên quyết là giống sạch bệnh, nguồn gốc rõ ràng, có khả năng kháng bệnh. Phòng bệnh luôn rẻ và hiệu quả hơn chữa bệnh.

Về chính sách, Nhà nước cần tập trung đầu tư hạ tầng vùng nuôi như hệ thống cấp, thoát nước và hỗ trợ tín dụng ưu đãi để người dân mạnh dạn ứng dụng công nghệ mới. Các cơ sở đào tạo, trường đại học cũng nên tích hợp nội dung “thích ứng biến đổi khí hậu trong nuôi thủy sản” vào chương trình, đồng thời mở rộng tập huấn kỹ năng sử dụng công nghệ cho người dân.

Chỉ khi có sự phối hợp giữa người nuôi - nhà khoa học - doanh nghiệp - nhà quản lý, ngành tôm Việt Nam mới đủ sức ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển ổn định, bền vững trong dài hạn.

Trân trọng cảm ơn bà! 

Xem thêm
Chăn nuôi, thú y Nghệ An chuyển mình mạnh mẽ

Hàng loạt tập đoàn, doanh nghiệp lớn như TH, Vinamilk, Masan... cùng nhập cuộc đã nâng tầm rõ rệt diện mạo của ngành chăn nuôi, thú y Nghệ An.

7.000 cây cau mỗi năm cho thu nhập 700 triệu đồng

THANH HÓA Với 14.000 gốc cau, trong đó 7.000 cây đã cho thu hoạch, tốn ít công chăm sóc, thương lái thu mua tại vườn, ông Dũng có thu nhập mỗi năm trên 700 triệu đồng.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Kiểm lâm A Lưới xin thêm người, sớm được cấp kinh phí phòng chống cháy rừng

HUẾ Hạt Kiểm lâm đã đề xuất Sở Nông nghiệp và Môi trường, Chi cục Kiểm lâm TP. Huế tăng cường thêm cán bộ kiểm lâm cho khu vực A Lưới

Bình luận mới nhất