| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội chuyển mạnh sang chăn nuôi hiện đại, sinh học và tuần hoàn

Thứ Ba 08/07/2025 , 22:15 (GMT+7)

Hà Nội đang từng bước chuyển dịch ngành chăn nuôi theo hướng hiện đại, sinh học và tuần hoàn.

Các mô hình chuồng nuôi khép kín, dây chuyền thức ăn tự động cùng giải pháp xử lý chất thải bằng biện pháp sinh học đang giúp vùng chăn nuôi ngoại thành hạn chế phát thải khí nhà kính, đồng thời nâng cao khả năng phòng chống dịch bệnh.

Ứng dụng công nghệ vào chăn nuôi giúp nâng cao hiệu quả và bảo vệ môi trường. Ảnh: HT.

Ứng dụng công nghệ vào chăn nuôi giúp nâng cao hiệu quả và bảo vệ môi trường. Ảnh: HT.

Hiện toàn Thành phố có khoảng 95% trang trại lợn quy mô lớn sử dụng hầm biogas, 65% cơ sở chăn nuôi áp dụng chế phẩm sinh học xử lý chất thải. Những con số này cho thấy nỗ lực đáng kể trong chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng thân thiện với môi trường. Các mô hình này không chỉ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mà còn phù hợp với điều kiện các vùng ven đô đang đô thị hóa nhanh.

Theo ông Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, Thành phố đang tái cơ cấu toàn diện ngành nông nghiệp. Riêng với lĩnh vực chăn nuôi, định hướng là mở rộng vùng trọng điểm, hình thành các khu chăn nuôi gia súc lớn ở địa phương có điều kiện phù hợp, đồng thời từng bước chấm dứt các mô hình nhỏ lẻ nằm trong khu dân cư theo lộ trình của Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND.

Song song với chăn nuôi, lĩnh vực thủy sản cũng được Thành phố định hướng phát triển bền vững, năng suất cao, chú trọng bảo vệ nguồn lợi và môi trường sinh thái, chủ động ứng phó với dịch bệnh, biến đổi khí hậu và đảm bảo an toàn thực phẩm trong suốt quá trình nuôi.

Thành phố Hà Nội cũng lên kế hoạch đưa nội dung sản xuất nông nghiệp xanh – sạch – bền vững vào các chương trình đào tạo, chú trọng gắn lý thuyết với thực hành tại địa phương nhằm nâng cao năng lực, tay nghề cho nông dân trong giai đoạn mới.

Xem thêm
Dịch tả heo Châu Phi tái bùng phát tại Gia Lai

GIA LAI Qua nhiều năm dịch tả heo Châu Phi được khống chế nhờ giải pháp phòng chống dịch của ngành chức năng, nay dịch bệnh này tái xuất hiện tại phường An Nhơn Đông.

Khẩn trương phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng

Tại các địa phương từ Nghệ An đến TP Huế, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng đang gia tăng do thời tiết thuận lợi cho sinh vật hại phát triển.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nâng tầm nông sản từ những mô hình trang trại bền vững

Hưng Yên đẩy mạnh mời gọi các nhà đầu tư phát triển trang trại theo hướng hữu cơ, liên kết sản xuất - tiêu thụ, tạo nền tảng vững chắc để nâng tầm giá trị nông sản.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Bình luận mới nhất