| Hotline: 0983.970.780

Chăm sóc hươu đực giống

Thứ Tư 17/12/2008 , 09:30 (GMT+7)

Xin quí báo hướng dẫn cho cách chăm sóc hươu đực để nhân giống và cách lấy nhung tốt nhất?

Hỏi: Tôi mới bắt đầu nuôi hươu nhưng chưa có kinh nghiệm. Xin quí báo hướng dẫn cho cách chăm sóc hươu đực để nhân giống và cách lấy nhung tốt nhất?

(Nguyễn Văn Loan - xóm Bắc Lĩnh, xã Hương Trạch, Hương Khê, Hà Tĩnh)

Trả lời: Xin mách bạn kinh nghiệm của ông Đoàn Đặng, một trong những người nuôi hươu giỏi và đã trở nên giàu có từ nghề này ở xóm 9, xã Sơn Thủy, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh mà chúng tôi mới có dịp ghé thăm và hỏi chuyện. Theo ông Đặng, muốn cho hươu đực khỏe mạnh, phối giống tốt, nhân đàn nhanh và cho nhung to, chất lượng tốt cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, nhất là vào thời kỳ phối giống và mọc nhung.

Chế độ dinh dưỡng: Thức ăn cần đảm bảo có đủ các thành phần chính như chất đạm, chất khoáng, vitamin A, D, E… Lượng thức ăn hàng ngày gồm: 15-20kg thức ăn xanh, 0,5kg thức ăn tinh, 0,5kg thức ăn giàu đạm, 10g premix khoáng, 10g premix vitamin và 10-15g muối ăn. Trong mùa phối giống, mỗi tuần cho ăn thêm 2-3 quả trứng gà (không dùng trứng vịt), sau mỗi lần phối giống cho ăn thêm 3-5 quả trứng gà.

Vào thời kỳ mọc nhung (tháng 12 đến tháng 2 năm sau) cần cho ăn nhiều hơn để có năng suất và chất lượng nhung tốt nhất. Trong thời kỳ này nên cho ăn thêm tinh bột, đậu tương, thức ăn có chứa nhiều vitamin như cà rốt, một số loại quả khác thì hươu sẽ khỏe mạnh, nhung phát triển tốt hơn.

Chăm sóc hươu đực phối giống: Chọn con khỏe mạnh, lông mượt, vầng trán to, thân hình vạm vỡ, 4 chân chắc chắn đều đặn, 2 tinh hoàn to và đều, gốc sừng to mập, đường kính sừng chỗ lớn nhất đạt 3cm, khỏe mạnh, không bệnh tật, những con sinh ra từ bố mẹ tốt. Mỗi con đực chỉ cho phối giống với 8-10 con cái trong 1 năm.

Thời gian phối giống tốt nhất từ 15-4 đến 15-9 hàng năm. Sau mỗi lần phối cho hươu đực nghỉ ít nhất 10 ngày mới cho phối tiếp để có điều kiện hồi phục sức khỏe tốt. Thường xuyên tắm rửa, chải sạch cho hươu, nhất là những tháng không cho phối giống. Chuồng trại rộng rãi (đảm bảo diện tích tối thiểu 8-10m2/con), luôn giữ sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

Cách phối giống: Bình thường hươu cái có chu kỳ động dục là 20 ngày/lần, thời gian kéo dài từ 1-3 ngày. Khi xác định được thời gian động dục của hươu cái, trước đó khoảng 10 ngày đưa hươu cái cần phối giống nhốt bên cạnh chuồng hươu đực giống cho chúng quen hơi nhau. Chăm sóc cả 2 con cho đến ngày hươu cái động dục và đạt đỉnh điểm hưng phấn (thời điểm rụng trứng), mở cửa chuồng cho hươu đực sang giao phối với hươu cái. Sau giao phối, nếu thấy con cái đi tiểu ra nước vàng hoặc trắng đục, nằm rặn, con đực bỏ đi nơi khác (đã thỏa mãn), tức là hươi cái đã chắc chắn thụ thai, song nếu con đực và con cái đánh lộn nhau thì tỷ lệ thụ thai sẽ rất thấp, cần nhanh chóng nhốt riêng để cho giao phối lại.

Kỹ thuật khai thác nhung: Cắt nhung đúng kỹ thuật không những đạt được sản lượng nhung cao, chất lượng tốt mà còn nhằm đảm bảo cho hươu đực mau chóng hồi phục sức khỏe. Lúc cắt nhung phải đảm bảo vô trùng, dùng cưa hay dao thật sắc mà cắt, đầu treo ngược để khỏi chảy nhiều máu.

Trước tiên cần thực hiện vết cắt ở vị trí cách chân đế nhung 1cm, khi gần đứt cắt hơi chậm lại một chút để tránh làm xước nhung, cuối cùng cầm máu nhanh cho chân đế nhung. Lấy vải bông đã tẩm cồn 90o bọc chỗ cắt lại. Khi cắt cần làm cho hươu bình tĩnh không hoảng sợ để máu trong nhung không chảy mạnh làm giảm chất lượng. Có 2 bài thuốc được nhiều người sử dụng để cầm máu rất có hiệu quả sau đây:

Bài 1: Dùng mực tàu (mực viết chữ nho của Trung Quốc), than củi nghiền mịn trộn với nước đun sôi để nguội đắp vào vết cắt rồi bọc gạc sạch giữ trong 5 phút là máu cầm.

Bài 2: Đốt lá chuối khô lấy than trộn với dầu lạc đắp vào vết cắt, sau đó nắm lấy đế sừng 3-5 phút vết cắt sẽ cầm máu.

Bảo quản nhung: Nhung cắt xong, treo ngược lên rồi làm khô bằng nhiều cách, để nơi khô ráo, trong hộp, lọ kín; có thể lót bột long não, hoa tiêu hay tế tân để đề phòng mọt bọ.

Xem thêm
Trại lợn lớn gây mùi, rò rỉ nước thải ra môi trường

QUẢNG NINH UBND xã Đường Hoa yêu Công ty Cổ phần Chăn nuôi Greentech không tăng đàn và thực hiện giảm quy mô đàn khi chưa hoàn thiện hệ thống xử lý về môi trường.

Quảng Ngãi: Xử phạt nhiều trường hợp vứt xác lợn nhiễm bệnh ra môi trường

Nhiều trường hợp vứt xác lợn chết ra môi trường tại Quảng Ngãi đã bị phát hiện, xử lý. Chính quyền địa phương và ngành thú y siết chặt kiểm tra, ngăn dịch lây lan.

Dừa Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá xuất khẩu

Mặt hàng dừa tươi vươn lên top 3 trái cây xuất khẩu nhưng vẫn đối mặt nhiều thách thức về vùng trồng, giống, thương hiệu và logistics.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Chăm sóc chanh leo bằng điện thoại, quả sai trĩu

SƠN LA Áp dụng đồng bộ quy trình canh tác tự động hiện đại, vườn chanh lep của anh Hưởng phát triển rất tốt, quả sai trĩu, việc chăm sóc cũng rất nhàn nhã.

Kiểm ngư Vùng 5: Không có vùng xám trong chống khai thác IUU

Lực lượng Kiểm ngư Vùng 5 quyết liệt tuần tra, xử lý vi phạm trên biển, khẳng định không có ngoại lệ, không có vùng xám trong chống khai thác IUU.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Đọc nhiều nhất

Bình luận mới nhất