| Hotline: 0983.970.780

Chăm sóc chanh leo bằng điện thoại, quả sai trĩu

Thứ Sáu 18/07/2025 , 06:38 (GMT+7)

SƠN LA Áp dụng đồng bộ quy trình canh tác tự động hiện đại, vườn chanh lep của anh Hưởng phát triển rất tốt, quả sai trĩu, việc chăm sóc cũng rất nhàn nhã.

Cách đây một năm, khu đất rộng hơn 1 ha của gia đình anh Lò Văn Hưởng (xã Mai Sơn, tỉnh Sơn La) trồng ngô ngọt. Sau khi được cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Mai Sơn (nay là Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp khu vực IV thuộc Sở Nông nghiệp và Mô trường Sơn La) tư vấn về phát triển cây ăn quả. Anh quyết định chuyển hướng sang trồng chanh leo, áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác và đầu tư đồng bộ hệ thống công nghệ hiện đại để chăm sóc vườn.

Anh Hưởng dự định sẽ phát triển cây chanh leo lâu dài nếu thu nhập tốt trong năm nay. Ảnh: Đức Bình.

Anh Hưởng dự định sẽ phát triển cây chanh leo lâu dài nếu thu nhập tốt trong năm nay. Ảnh: Đức Bình.

Anh Hưởng mạnh dạn bỏ ra hơn 50 triệu đồng lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt công nghệ Israel. Tháng 3 năm nay, hơn 1.300 gốc chanh leo được xuống giống trên diện tích 1,3 ha. Trước đó, toàn bộ khu đất được bón lót phân chuồng ủ hoai mục, phủ màng nilon để giữ ẩm và hạn chế cỏ dại.

“Đầu tư hơn 100 triệu đồng cho cả vườn, tôi cũng khá đắn đo. Nhưng sau khi được phân tích rõ về hiệu quả của việc áp dụng công nghệ vào sản xuất, tôi mới thật sự đặt niềm tin. Làm nông hơn chục năm rồi, giờ là lúc phải chịu thay đổi để hướng tới những kết quả tốt hơn thay vì luôn phải phụ thuộc vào thời tiết như trước”, anh Hưởng chia sẻ.

Việc tưới nước cho vườn chanh leo được a Hưởng điều khiển bằng điện thoại, anh Hưởng dự kiến sẽ phát triển thêm hệ thống đo độ ẩm trong tương lai. Ảnh: Đức Bình,

Việc tưới nước cho vườn chanh leo được a Hưởng điều khiển bằng điện thoại, anh Hưởng dự kiến sẽ phát triển thêm hệ thống đo độ ẩm trong tương lai. Ảnh: Đức Bình,

Hệ thống tưới bao gồm đường ống dẫn nước quanh vườn, đầu tưới nhỏ giọt, bể chứa, máy bơm và nguồn nước lấy từ giếng khoan. Sau khi mở van bơm, toàn bộ quá trình vận hành đều được điều khiển bằng điện thoại thông minh kết nối với hệ thống cảm ứng. Anh chia khu vườn thành 4 ô, mỗi ô khoảng 3.000 m² giúp kiểm soát tần suất tưới và lượng nước phù hợp với từng khu vực.

Các thùng phi được xếp ngay cạnh bể chứa để phục vụ việc châm phân, thời điểm cây chanh leo bắt đầu ra quả tần suất tưới phân sẽ tăng lên. Sau một thời gian sử dụng, anh Hưởng cho biết hệ thống một chiều dễ bị tắc nghẽn do cặn tích tụ tại các mắt nhỏ giọt. Để khắc phục, anh chủ động khoan thêm một đường ống tạo dòng chảy hai chiều giúp hệ thống hoạt động ổn định và hạn chế tình trạng tắc.

Hệ thống tưới kết hợp với màng phủ giúp giữ ẩm tốt, kiểm soát cỏ dại. Ảnh: Đức Bình.

Hệ thống tưới kết hợp với màng phủ giúp giữ ẩm tốt, kiểm soát cỏ dại. Ảnh: Đức Bình.

Anh Hưởng cũng sử dụng màng phủ nông nghiệp quanh gốc cây để giữ ẩm và kiểm soát cỏ dại. Giải pháp này giúp đất luôn tơi xốp, độ ẩm ổn định và không còn phải sử dụng thuốc trừ cỏ. Theo tính toán của anh, hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp màng phủ giúp tiết kiệm 30 – 40% lượng nước và giảm tới 60 - 70% công lao động so với cách tưới truyền thống bằng tay.

Ông Nghiêm Quang Trung, cán bộ Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp khu vực IV cho biết, mô hình của anh Hưởng đang thu hút sự quan tâm của nhiều hộ dân trong vùng. Việc tự tìm hiểu, lắp đặt và điều khiển hệ thống tưới tự động cho thấy sự chủ động rất cao trong sản xuất. “Áp dụng công nghệ giúp nông dân tiết kiệm công sức, dễ quản lý và giữ được độ bền của đất. Đây là hướng đi cần được khuyến khích”, ông Trung đánh giá.

Vườn chanh leo của anh Hưởng quả rất sai, đều, sẽ cho thu hoạch vào tháng 9 tới. Ảnh: Đức Bình

Vườn chanh leo của anh Hưởng quả rất sai, đều, sẽ cho thu hoạch vào tháng 9 tới. Ảnh: Đức Bình

Mô hình trồng chanh leo của anh Hưởng được Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp khu vực IV (trước đây là Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mai Sơn phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện) hỗ trợ kỹ thuật ngay từ đầu. Hiện cây chanh leo phát triển tốt, quả ra rất sai và đều, mẫu mã đẹp. Dự kiến đến tháng 9 năm nay vườn chanh leo của anh sẽ cho thu bói với năng suất ước đạt từ 20 – 25 tấn/ha. Giá thu mua hiện khoảng 50.000 đồng/kg.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Sắp xếp hệ thống ngành dọc nông nghiệp: Hệ thống thú y quy về một mối

BÌNH ĐỊNH Sau sáp nhập, tỉnh Gia Lai (mới) sẽ thành lập 12 trạm chăn nuôi - thú y khu vực. Hệ thống ngành dọc hoạt động xuyên suốt sẽ tăng năng lực phòng chống dịch bệnh.

Quảng Trị: Một xã mất trắng hơn 360 hecta lúa hè thu

Trong số hơn 435 hecta lúa hè thu của Quảng Trị bị mất trắng do mưa lũ bất thường đầu vụ thì xã Trường Ninh chiếm 360 hecta.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Kiểm ngư Vùng 5: Không có vùng xám trong chống khai thác IUU

Lực lượng Kiểm ngư Vùng 5 quyết liệt tuần tra, xử lý vi phạm trên biển, khẳng định không có ngoại lệ, không có vùng xám trong chống khai thác IUU.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất