| Hotline: 0983.970.780

Bình Định: Lâm tặc là... kiểm lâm và cán bộ xã

Thứ Sáu 20/02/2009 , 10:30 (GMT+7)

Do có nhiều vùng rừng giáp ranh với một số địa phương của tỉnh Quảng Ngãi nên trong những năm qua, huyện An Lão (Bình Định) luôn là “điểm nóng” của nạn phá rừng. Nhiều diện tích rừng phòng hộ tại đây đã bị tàn phá không thương tiếc. Điều đáng nói, những đối tượng "lâm tặc" lại bao gồm cả lãnh đạo xã và cán bộ kiểm lâm.

Những cánh rừng ở dông Tranh Lớn bị tàn phá

Do có nhiều vùng rừng giáp ranh với một số địa phương của tỉnh Quảng Ngãi nên trong những năm qua, huyện An Lão (Bình Định) luôn là “điểm nóng” của nạn phá rừng. Nhiều diện tích rừng phòng hộ tại đây đã bị tàn phá không thương tiếc. Điều đáng nói, những đối tượng "lâm tặc" lại bao gồm cả lãnh đạo xã và cán bộ kie

Cán bộ xã là chủ mưu

Chúng tôi leo lên Dông Tranh Lớn, nơi có hàng chục ha rừng phòng hộ đã bị tàn sát không thương tiếc. Anh Nguyễn Văn Bảy (Công an xã An Hoà, An Lão) vừa dẫn đường vừa trò chuyện: “Nửa năm trước, cánh rừng ở đây còn xanh tốt với nhiều loại cây to. Bây giờ thì chúng đã bị chặt phá, đốt cháy trụi hết rồi”. Điều đó là sự thực, khi chúng tôi chứng kiến tận mắt cảnh tượng nơi đây.

Ông Đặng Thanh Hồng - Phó Bí thư Đảng uỷ xã An Hoà cho biết: “Trước đây, cánh rừng thuộc tiểu khu (TK) 34 và 44 tại Dông Tranh Lớn đã từng bị nhiều hộ dân sống ven rừng lén lút vào chặt phá để trồng rừng sản xuất. Những vi phạm này lập tức bị chính quyền địa phương và ngành chức năng ngăn chặn quyết liệt và xử lý nghiêm khắc vì đây là khu rừng phòng hộ cấm xâm phạm. Thế nhưng vào tháng 5/2008, nhiều diện tích rừng thuộc TK 34 và 44 đã bị chặt phá đồng loạt để lấy đất trồng rừng sản xuất".

Tìm hiểu theo phản ánh của người dân thì được biết những người vi phạm không ai khác mà chính là những cán bộ chủ chốt của xã An Hoà và cán bộ kiểm lâm của huyện An Lão. Mặc dù không ra mặt nhưng chính các vị ấy là những người cầm trịch trong chuyện phá rừng. Có thể đưa ra một số dẫn chứng một số đối tượng trực tiếp tham gia phá rừng: Bà Nguyễn Thị Kim Anh ở thôn Xuân Phong Nam (vợ ông Thái Văn Nở - Chủ tịch UBND xã An Hoà); bà Lê Thị Bích Ngọc ở thôn Xuân Phong Nam (vợ ông Văn Phụng Anh - Phó Chủ tịch UBND xã); bà Trịnh Thị Sương ở thôn Vạn Long (vợ ông Nguyễn Thanh Vinh - Xã đội trưởng); bà Nguyễn Thị Xuân Hương ở thị trấn An Lão (vợ ông Nguyễn Văn Công - Cán bộ Hạt Kiểm Lâm An Lão)...

Cấp đất bừa bãi

Ông Phạm Khắc Thành - Trưởng Công an xã An Hoà kể lại: Trước khi có quyết định của UBND tỉnh Bình Định ra về việc phân cấp lại 3 loại rừng thì cánh rừng thuộc TK 44 là rừng phòng hộ. Thế nhưng không biết bằng chiêu thức nào mà nhiều diện tích rừng phòng hộ thuộc TK 34 đã được “cấp sổ đỏ” cho hai  hộ Lê Thị Bích Ngọc và Trương Minh Lộc và đến tháng 5/2008 thì những cánh rừng ấy bị tàn sát không thương tiếc.

Tiếp đó, khi quyết định này ban hành, diện tích rừng ở TK 44 được chuyển sang rừng sản xuất thế nhưng quyết định này của UBND tỉnh không được triển khai rộng rãi trong dân mà chỉ có 3 cán bộ xã “âm thầm” biết và cùng một số hộ khác trong vây cánh lặng lẽ làm thủ tục xin cấp đất trên diện tích đó cho vợ mình để trồng rừng sản xuất. Chủ tịch ký đơn xin cấp đất cho vợ phó chủ tịch, phó chủ tịch ký đơn cho vợ chủ tịch. Thậm chí không cần đợi cơ quan chức năng cấp sổ, những đối tượng nói trên ngang nhiên tiến hành phá rừng.

Khi việc phá rừng được phát hiện, đích thân tôi lên báo cáo với lãnh đạo Công an huyện đề nghị điều tra làm rõ vì vụ việc có những biểu hiện vi phạm pháp luật nhưng lại bị từ chối. Không nản lòng, tôi tiếp tục báo cáo lên UBND huyện và Huyện uỷ. Cả tháng sau, báo cáo của tôi mới được ghi nhận và các cấp ngành chức năng mới thành lập tổ công tác kiểm tra” - Ông Thành - Trưởng Công an xã An Hoà cho biết.

Kết quả kiểm tra cho thấy cánh rừng tại Dông Tranh Lớn đã bị chặt phát đến 680.000m2, số hộ vi phạm lên đến 10 hộ. Ngoài ra, tổ công tác còn phát hiện thêm 56.787m2 rừng bị chặt phá tại TK 44 và 1 số diện tích trong TK 34 nhưng chưa xác định được đối tượng vi phạm. Đặc biệt, trong đó có nhiều diện tích được xác định là đất có rừng ở trạng thái IIA và IIB, những gốc cây bị chặt có đường kính từ 6-20cm, mật độ từ 960-1.500 gốc/ha, có trữ lượng từ 6,120m3- 40,92m3 gỗ/ha. 

Ông Võ Văn Qúa - Phó Bí thư Huyện uỷ huyện An Lão, cho biết: “Vụ việc trở nên nghiêm trọng khi có cả cán bộ lãnh đạo xã và cán bộ kiểm lâm tham gia vào việc phá rừng ở An Hoà. Đối với những Đảng viên vi phạm, chúng tôi đã xử lý kỷ luật. Riêng Chủ tịch UBND xã An Hoà Thái Văn Nở, vào đầu năm nay chúng tôi đã ra quyết định cách chức Đảng uỷ viên và cách chức Chủ tịch UBND xã. Riêng 2 cán bộ Kiểm lâm là những người rất am hiểu luật QLBV&PTR nhưng lại nhúng tay vào việc phá rừng thì  không thể nương nhẹ".

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Nỗi lo dịch bệnh từ xác lợn chết phân hủy trên kênh dẫn nước

THANH HÓA Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, việc người dân ném xác lợn chết xuống các tuyến kênh mương thủy lợi đang tiềm ẩn nguy cơ phát tán dịch bệnh.

Hà Tĩnh: Sâu bệnh hại phát sinh diện rộng và bất thường

Sâu bệnh trên cây trồng phát sinh, gây hại diện rộng và bất thường nhất trong nhiều năm trở lại đây. Ngành chuyên môn phải triệu tập họp khẩn bàn giải pháp ứng phó.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Quảng Ninh xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử cho toàn ngành nuôi tôm

Với nền tảng công nghệ và chiến lược bài bản, Quảng Ninh đang bứt phá mạnh mẽ, khẳng định vị thế trong bản đồ nuôi tôm hiện đại của cả nước.

Bình luận mới nhất