| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả giao khoán rừng ở Khu Dự trữ thiên nhiên Mường Nhé

Thứ Ba 15/07/2025 , 12:39 (GMT+7)

Khu Dự trữ thiên nhiên Mường Nhé đẩy mạnh giao khoán rừng cho cộng đồng, góp phần bảo vệ rừng bền vững, nâng cao trách nhiệm người dân và ổn định sinh kế vùng biên.

Với mục tiêu bảo vệ rừng bền vững, nâng cao ý thức cộng đồng và cải thiện sinh kế cho người dân, thời gian qua, Khu Dự trữ thiên nhiên (DTTN) Mường Nhé đã đẩy mạnh công tác giao khoán rừng cho cộng đồng dân cư, thôn, bản và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Mô hình này không chỉ góp phần giảm thiểu tình trạng xâm hại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ mà còn tạo thêm thu nhập ổn định cho người dân sống ven rừng.

Hiện nay, Ban Quản lý Khu DTTN Mường Nhé đang quản lý gần 47.000ha rừng và đất lâm nghiệp chưa có rừng, trong đó có hơn 36.000ha rừng đặc dụng và trên 1.000ha đất lâm nghiệp được quy hoạch rừng đặc dụng đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Lực lượng tuần tra băng rừng, vượt suối thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng tại Khu DTTN Mường Nhé. Ảnh: Hoàng Châu.

Lực lượng tuần tra băng rừng, vượt suối thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng tại Khu DTTN Mường Nhé. Ảnh: Hoàng Châu.

Theo ông Diệp Văn Chính – Giám đốc Ban Quản lý Khu DTTN Mường Nhé, địa hình nơi đây chủ yếu là núi cao, đất sản xuất nông nghiệp manh mún, người dân gặp nhiều khó khăn về sinh kế. Nhiều hộ vẫn còn phụ thuộc vào tài nguyên rừng để mưu sinh. Vì vậy, việc khoán rừng cho cộng đồng quản lý là giải pháp thiết thực, giúp nâng cao trách nhiệm của người dân với rừng và giảm áp lực xâm hại tài nguyên.

Đồng thời, công tác khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên tiếp tục được triển khai hiệu quả. Trong năm 2025, Ban Quản lý đang thực hiện khoanh nuôi không trồng bổ sung diện tích 201,01ha (năm thứ ba) và 776,49ha (năm thứ tư), nhằm khôi phục rừng tự nhiên, tạo môi trường sống thuận lợi cho các loài động, thực vật quý hiếm.

Bên cạnh đó, Ban Quản lý cũng duy trì và phát triển các giống cây lâm nghiệp đặc hữu, quý hiếm và cây dược liệu phân bố tại Khu Dự trữ như Giổi găng bản địa (500 bầu), Hoàng tinh (225 bầu) và một số loài cây đặc trưng khác. Việc gieo ươm, chăm sóc giống không chỉ phục vụ kế hoạch trồng rừng mà còn góp phần bảo tồn nguồn gen thực vật quý hiếm của khu vực.

Ban Quản lý Khu DTTN Mường Nhé tuyên truyền cho người dân về bảo vệ rừng. Ảnh: Hoàng Châu.

Ban Quản lý Khu DTTN Mường Nhé tuyên truyền cho người dân về bảo vệ rừng. Ảnh: Hoàng Châu.

Cùng với đó, Ban Quản lý chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, tổ chức các đợt tuần tra rừng định kỳ kết hợp giữa lực lượng kiểm lâm và cộng đồng địa phương. Đến nay, đơn vị đã thành lập 29 nhóm cộng đồng và 12 nhóm tổ chức tham gia bảo vệ rừng, được hưởng chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nhờ chính sách này, người dân có thêm nguồn thu nhập ổn định, góp phần ổn định đời sống và hạn chế hành vi xâm hại rừng.

Việc tăng cường phối hợp giữa Ban Quản lý với chính quyền các xã, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn cũng được đẩy mạnh. Nhiều buổi tập huấn, truyền thông về Luật Bảo vệ và phát triển rừng, quy định xử phạt vi phạm hành chính, quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng được triển khai sâu rộng.

Cán bộ Khu DTTN Mường Nhé kiểm tra tình hình diễn biến rừng. Ảnh: Hoàng Châu.

Cán bộ Khu DTTN Mường Nhé kiểm tra tình hình diễn biến rừng. Ảnh: Hoàng Châu.

Năm 2025, Ban Quản lý triển khai trồng rừng thay thế với tổng diện tích 52,48ha theo Quyết định số 430/QĐ-UBND ngày 28/2/2025 của UBND tỉnh. Hiện nay, Ban Quản lý Khu DTTN Mường Nhé đang quản lý diện tích rừng phòng hộ khá lớn. Muốn giữ rừng hiệu quả phải dựa vào lực lượng tại chỗ, đặc biệt là các tổ cộng đồng, hộ dân nhận khoán. Chính sách giao khoán rừng bước đầu cho thấy hiệu quả thiết thực, vừa góp phần bảo vệ, phục hồi tài nguyên rừng, vừa giúp người dân gắn bó lâu dài với rừng.

Ông Diệp Văn Chính khẳng định: Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và UBND tỉnh, đời sống người dân huyện Mường Nhé dần ổn định hơn thông qua chính sách nhận khoán rừng. Đây cũng là cơ sở quan trọng để Ban Quản lý Khu DTTN tiếp tục hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, trong đó có mục tiêu chuyển hạng Khu DTTN Mường Nhé thành Vườn quốc gia trong thời gian tới.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Liên tiếp phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Ngãi

Thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại Quảng Ngãi với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng trăm con lợn buộc phải tiêu hủy.

Sâu cuốn lá bùng phát trên lúa hè thu ở Huế

HUẾ Thời tiết diễn biến phức tạp khiến nhiều diện tích lúa hè thu ở TP Huế bị sâu cuốn lá hoành hành.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Bình luận mới nhất