| Hotline: 0983.970.780

Mực, bạch tuộc xuất khẩu khởi sắc: Mục tiêu vượt 700 triệu USD

Thứ Ba 08/07/2025 , 12:54 (GMT+7)

Xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng tốc từ đầu năm, kỳ vọng cán mốc 700 triệu USD nhờ nhu cầu phục hồi và tín hiệu tích cực từ cả thị trường cũ lẫn mới.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, mực, bạch tuộc của Việt Nam đang phục hồi rõ rệt sau giai đoạn biến động kéo dài từ năm 2022-2024. Trong 5 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu nhóm sản phẩm này đạt gần 274 triệu USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm trước.

Hàn Quốc tiếp tục giữ vững vị trí là thị trường nhập khẩu lớn nhất với giá trị hơn 100 triệu USD, chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Các sản phẩm chủ lực gồm mực nang đông lạnh và bạch tuộc hấp sơ chế.

Sản phẩm của Kien Cuong Seafood. Ảnh: Vasep.

Sản phẩm của Kien Cuong Seafood. Ảnh: Vasep.

Đứng thứ hai là Nhật Bản, với kim ngạch gần 69 triệu USD, ghi nhận mức tăng trưởng 19%. Tại thị trường này, các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như sashimi và bạch tuộc hấp ngày càng được ưa chuộng, nhờ nhu cầu ổn định và tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt.

Trung Quốc cũng ghi nhận sự phục hồi đáng chú ý sau thời gian sụt giảm đầu năm. Trong hai tháng gần đây, thị trường này đã mở cửa trở lại và tăng nhập khẩu các sản phẩm mực đông lạnh, hàng sơ chế phục vụ chuỗi dịch vụ ăn uống. Tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc trong 5 tháng đạt hơn 26 triệu USD, tăng 2%.

Thị trường EU cho thấy tín hiệu tích cực với tổng kim ngạch gần 15 triệu USD trong 5 tháng, tăng 11%. Tăng trưởng mạnh ghi nhận tại các thị trường Italia (6%), Tây Ban Nha (71%) và Bỉ (24%).

Bên cạnh đó, nhiều thị trường mới nổi như Philippines, UAE, Campuchia và Canada cũng ghi nhận mức tăng trưởng trên 40% so với cùng kỳ, cho thấy tiềm năng lớn ở phân khúc trung cấp và sản phẩm tiện lợi.

Xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam. Ảnh: Vasep.

Xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam. Ảnh: Vasep.

Theo Vasep, với đà tăng trưởng ổn định, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam trong năm 2025 được kỳ vọng sẽ vượt mốc 700 triệu USD. Để hiện thực hóa mục tiêu trên, các doanh nghiệp cần tập trung vào chế biến sâu, truy xuất nguồn gốc và mở rộng thị trường mới nổi.

Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ Chính phủ trong việc tháo gỡ rào cản nguyên liệu trong nước sẽ là yếu tố then chốt thúc đẩy ngành hàng chiến lược này phát triển bền vững.

Xem thêm
Người được dúi 'trả lương' mỗi tháng hơn 20 triệu đồng

'Vợ nhà nước trả lương, còn chồng thì được con dúi trả lương'. Bà con ở xã Tân Sơn mới, tỉnh Phú Thọ thỉnh thoảng lại tếu táo về anh Nguyễn Trung Nam như vậy.

Dịch tả heo Châu Phi tái bùng phát tại Gia Lai

GIA LAI Qua nhiều năm dịch tả heo Châu Phi được khống chế nhờ giải pháp phòng chống dịch của ngành chức năng, nay dịch bệnh này tái xuất hiện tại phường An Nhơn Đông.

Khẩn trương phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng

Tại các địa phương từ Nghệ An đến TP Huế, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng đang gia tăng do thời tiết thuận lợi cho sinh vật hại phát triển.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nâng tầm nông sản từ những mô hình trang trại bền vững

Hưng Yên đẩy mạnh mời gọi các nhà đầu tư phát triển trang trại theo hướng hữu cơ, liên kết sản xuất - tiêu thụ, tạo nền tảng vững chắc để nâng tầm giá trị nông sản.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Phát triển bền vững dược liệu dưới tán rừng

Nếu thiếu quy hoạch và kỹ thuật, mô hình dược liệu dưới tán rừng rất dễ đi chệch hướng.

Bình luận mới nhất