| Hotline: 0983.970.780

Nghị quyết 68 - 'Cơn mưa rào' tiếp sức cho doanh nghiệp nuôi biển

Thứ Ba 08/07/2025 , 09:32 (GMT+7)

Nghị quyết 68 là nguồn động lực mạnh mẽ, chắp cánh cho cộng đồng doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nuôi biển thêm niềm tin và khát vọng làm giàu từ biển.

Động lực mới từ Nghị quyết 68

Cách đây không lâu, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký Nghị quyết số 68-NQ/TW (Nghị quyết 68) về phát triển kinh tế tư nhân, xác định rõ: Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.

Trong bối cảnh đó, nuôi biển công nghệ cao - lĩnh vực giàu tiềm năng và còn nhiều dư địa được kỳ vọng sẽ thu hút làn sóng đầu tư mới từ khu vực tư nhân.

Theo PGS. TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, Nghị quyết 68 ra đời đã mang lại niềm phấn khởi lớn cho cộng đồng doanh nghiệp tư nhân, như “nắng hạn gặp mưa rào”. Bởi trước đó, khu vực này từng phải đối mặt với không ít rào cản và chưa được nhìn nhận đúng mức. Nay, quan điểm đã thay đổi căn bản khi Đảng và Nhà nước khẳng định rõ, vai trò của kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.

Theo PGS. TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, Nghị quyết 68 ra đời đã mang lại niềm phấn khởi lớn cho cộng đồng doanh nghiệp tư nhân, như 'nắng hạn gặp mưa rào'. Ảnh: Duy Học.

Theo PGS. TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, Nghị quyết 68 ra đời đã mang lại niềm phấn khởi lớn cho cộng đồng doanh nghiệp tư nhân, như “nắng hạn gặp mưa rào”. Ảnh: Duy Học.

Nghị quyết 68 cũng đặt mục tiêu rất rõ ràng, đến năm 2030, kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị và các chủ trương, đường lối khác của Đảng; phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/1.000 dân.

Có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế tư nhân đạt khoảng 10 - 12%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; đóng góp khoảng 55 - 58% GDP, khoảng 35 - 40% tổng thu ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm cho khoảng 84 - 85% tổng số lao động; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 8,5 - 9,5%. 

Tầm nhìn đến năm 2045, kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.

Chú trọng 4 vấn đề để biến tiềm năng thành hiện thực

Đánh giá về tiềm năng của lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên biển (hay còn gọi là nuôi biển), PGS. TS Ngô Trí Long cho hay, tiềm năng đầu tiên cần nhấn mạnh là Việt Nam sở hữu đường bờ biển dài khoảng 3.200 km và vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km². Đây là lợi thế lớn, mở ra dư địa phát triển mạnh mẽ cho ngành nuôi biển.

Tiềm năng thứ hai là kinh tế biển nói chung đã được Đảng xác định là một trong những trụ cột, nền tảng và cơ sở quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước đến năm 2045. Đây chính là thời cơ thuận lợi để khu vực kinh tế tư nhân bứt phá, mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng thương hiệu quốc gia và từng bước tham gia sâu vào chuỗi công nghiệp toàn cầu.

Cần sớm xây dựng chiến lược quốc gia phát triển nuôi biển công nghệ cao. Ảnh: Duy Học.

Cần sớm xây dựng chiến lược quốc gia phát triển nuôi biển công nghệ cao. Ảnh: Duy Học.

Tuy nhiên, để biến tiềm năng thành hiện thực, yếu tố then chốt nằm ở việc thay đổi tư duy tiếp cận, từ cơ chế quản để kiểm soát sang cơ chế đồng hành, kiến tạo và hỗ trợ.

Đối với nuôi biển, để hiện thực hóa tiềm năng, cần chú trọng 4 vấn đề. Thứ nhất, xây dựng cơ chế giao hay cho thuê mặt biển đảm bảo lâu dài, minh bạch, công khai, nhằm tạo niềm tin và sự yên tâm cho các nhà đầu tư, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân.

Thứ hai, có chính sách ưu đãi và hỗ trợ phát triển hạ tầng thiết yếu như: Cảng cá, logistics, trung tâm sản xuất giống…

Thứ ba, cần sớm xây dựng chiến lược quốc gia phát triển nuôi biển công nghệ cao.

Thứ tư, triển khai chính sách bảo hiểm rủi ro để bảo vệ người nuôi biển trước biến động về thiên tai, dịch bệnh và thị trường.

Bà Nguyễn Thị Hải Bình, Tổng Giám đốc STP Group, đơn vị tiên phong đầu tư nuôi biển công nghệ cao cho rằng, Nghị quyết 68 thể hiện sự thay đổi tích cực trong quan điểm của Đảng và Chính phủ đối với kinh tế tư nhân. Đây là tín hiệu đáng mừng và là nguồn động lực lớn, khiến cộng đồng doanh nghiệp cảm thấy thực sự phấn khởi.

STP Group là doanh nghiệp chuyên sản xuất nhựa HDPE - loại nhựa thân thiện với môi trường. Đây là vật liệu đã được sử dụng phổ biến từ lâu tại nhiều quốc gia trên thế giới như: Na Uy, Australia, Hoa Kỳ... trong sản xuất lồng nuôi và phao nổi phục vụ nuôi biển. Ngay cả các quốc gia trong khu vực như Trung Quốc cũng đã đưa việc sử dụng hạ tầng HDPE vào thành tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, bắt buộc người dân phải tuân thủ khi tham gia nuôi biển.

Bà Bình chia sẻ: “Tập thể STP Group, cũng như bản thân tôi, phần lớn đều là những người con của miền biển. Chính vì vậy, chúng tôi luôn mang trong mình tình yêu sâu sắc với biển cả và khát vọng được tiên phong trong lĩnh vực nuôi biển”.

Thời gian đầu, khi bắt đầu thả những lồng nuôi HDPE công nghệ cao trên biển, nhiều người dân và đơn vị còn bỡ ngỡ, thậm chí nghi ngại về tính phù hợp của mô hình. Tuy nhiên, thực tiễn đến nay đã chứng minh, đây là hướng đi đúng đắn và bền vững.

“Chúng tôi tin tưởng rằng, sự ra đời của Nghị quyết 68 chính là nguồn động lực mạnh mẽ, chắp cánh cho cộng đồng doanh nghiệp tư nhân nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi biển nói riêng thêm niềm tin và khát vọng làm giàu từ biển”, bà Bình nói.

PGS. TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế cho biết, nuôi biển là lĩnh vực giàu tiềm năng nhưng đến nay vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Nguyên nhân một phần xuất phát từ việc trước đây, kinh tế tư nhân chưa được nhìn nhận đúng mức. Tuy nhiên, hiện nay, kinh tế tư nhân đã được xem là lực lượng trụ cột quan trọng nhất dẫn dắt các thành phần kinh tế khác.

Xem thêm
Người được dúi 'trả lương' mỗi tháng hơn 20 triệu đồng

'Vợ nhà nước trả lương, còn chồng thì được con dúi trả lương'. Bà con ở xã Tân Sơn mới, tỉnh Phú Thọ thỉnh thoảng lại tếu táo về anh Nguyễn Trung Nam như vậy.

Dịch tả heo Châu Phi tái bùng phát tại Gia Lai

GIA LAI Qua nhiều năm dịch tả heo Châu Phi được khống chế nhờ giải pháp phòng chống dịch của ngành chức năng, nay dịch bệnh này tái xuất hiện tại phường An Nhơn Đông.

Khẩn trương phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng

Tại các địa phương từ Nghệ An đến TP Huế, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng đang gia tăng do thời tiết thuận lợi cho sinh vật hại phát triển.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nâng tầm nông sản từ những mô hình trang trại bền vững

Hưng Yên đẩy mạnh mời gọi các nhà đầu tư phát triển trang trại theo hướng hữu cơ, liên kết sản xuất - tiêu thụ, tạo nền tảng vững chắc để nâng tầm giá trị nông sản.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Phát triển bền vững dược liệu dưới tán rừng

Nếu thiếu quy hoạch và kỹ thuật, mô hình dược liệu dưới tán rừng rất dễ đi chệch hướng.

Bình luận mới nhất