| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh nhưng có thể chững lại

Thứ Ba 08/07/2025 , 12:53 (GMT+7)

Tăng trưởng xuất khẩu tôm tháng 5 khả quan, song tâm lý chờ đợi thông tin chính sách thuế của Mỹ khiến doanh nghiệp e ngại đà phục hồi nửa cuối năm chững lại.

Tháng 5 ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực đối với ngành tôm Việt Nam, với mức tăng trưởng đáng kể cả về sản lượng và giá trị tại các thị trường xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), triển vọng nửa cuối năm vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là từ tâm lý chờ đợi của các nhà nhập khẩu, khi chính sách thuế quan từ Mỹ - thị trường lớn nhất, vẫn chưa có kết quả chính thức.

Theo số liệu từ Vasep, trong tháng 5, sản lượng tôm thẻ chân trắng xuất khẩu đạt 30.089 tấn, tăng 23% so với tháng 4 và cao hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Các sản phẩm chủ lực bao gồm tôm luộc không đầu, tôm lột vỏ chừa đuôi đông lạnh, tôm sushi, tôm hấp và tôm tẩm bột chiên kèm sốt - phù hợp với nhu cầu của các phân khúc nhà hàng, bán lẻ và thực phẩm chế biến sẵn.

Đầu tháng 5, ngành tôm Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Ảnh: Vasep.

Đầu tháng 5, ngành tôm Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Ảnh: Vasep.

Đáng chú ý, Mỹ là thị trường có mức tăng mạnh nhất, với sản lượng nhập khẩu tôm từ Việt Nam đạt 7.060 tấn, tăng 72% so với tháng trước - mức cao nhất kể từ tháng 10/2024. Giá xuất khẩu trung bình sang thị trường này đạt 11,60 USD/kg, tăng nhẹ 0,9%. Trung Quốc cũng tăng nhập khẩu lên 4.500 tấn, dù giá trung bình giảm 3% còn 6,5 USD/kg.

Các thị trường khác ghi nhận mức tăng trưởng ổn định: Hàn Quốc tăng 20%, EU tăng 14%, Nhật Bản tăng 3%, trong khi thị trường Anh sụt nhẹ 5%. Giá xuất khẩu trung bình của tôm thẻ toàn thị trường đạt 9 USD/kg, nhích nhẹ 1% so với tháng trước. Giá nguyên liệu trong nước cũng tăng 5-7% do nhu cầu thu mua từ các nhà máy chế biến.

Trong 5 tháng đầu năm, những doanh nghiệp dẫn đầu xuất khẩu tôm thẻ bao gồm: STAPIMEX, Minh Phú Hậu Giang, Sao Ta, Minh Phú và Cases.

Ở phân khúc cao cấp, tôm sú tiếp tục tăng trưởng với sản lượng đạt 4.353 tấn trong tháng 5, tăng 8% so với tháng 4 và 6% so với cùng kỳ. Các sản phẩm chính gồm tôm bỏ đầu PTO/PDTO, tôm nguyên con, tôm lột vỏ đông lạnh, tôm hấp và HLSO.

Mỹ cũng tăng mạnh nhập khẩu tôm sú, đạt 600 tấn với mức giá cao nhất 17,10 USD/kg. Nhật Bản nhập khẩu 886 tấn, giá tăng 6% lên 12,40 USD/kg. Thị trường EU nhập 390 tấn, tháng tăng thứ tư liên tiếp với giá giảm nhẹ 6,1% còn 10,7 USD/kg.

Một số thị trường có xu hướng điều chỉnh giá: Hàn Quốc giảm mạnh 30% giá nhập xuống còn 8,30 USD/kg, Trung Quốc giữ sản lượng ổn định ở mức 1.300 tấn nhưng giá giảm thêm 3,3% còn 8,9 USD/kg. Nhìn chung, giá xuất khẩu bình quân của tôm sú đạt 11,82 USD/kg, tăng 4%.

Tuy nhiên, sản lượng tôm nguyên liệu trong nước có dấu hiệu chững lại, giảm 2% còn khoảng 24.000 tấn. Nguồn cung tôm cỡ lớn đang dồi dào khiến giá điều chỉnh theo kích cỡ: tôm sú cỡ 20-40 con/kg giảm 2%, cỡ 50 con/kg giữ nguyên, trong khi cỡ 80 con/kg giảm 9%.

Theo Vasep, tôm sú Việt Nam hiện có lợi thế lớn tại các thị trường cao cấp như Nhật Bản, EU và Thụy Sĩ, nơi người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn sản phẩm sinh thái, nuôi trong rừng ngập mặn, có thể truy xuất nguồn gốc và đạt chứng nhận bền vững.

Tuy nhiên, sức ép cạnh tranh từ Ấn Độ đang gia tăng, nhất là khi quốc gia này đang mở rộng mô hình nuôi tôm sú hai vụ/năm tại bang Andhra Pradesh, hướng đến phân khúc tôm cỡ nhỏ tại thị trường châu Á.

Xem thêm
Người được dúi 'trả lương' mỗi tháng hơn 20 triệu đồng

'Vợ nhà nước trả lương, còn chồng thì được con dúi trả lương'. Bà con ở xã Tân Sơn mới, tỉnh Phú Thọ thỉnh thoảng lại tếu táo về anh Nguyễn Trung Nam như vậy.

Dịch tả heo Châu Phi tái bùng phát tại Gia Lai

GIA LAI Qua nhiều năm dịch tả heo Châu Phi được khống chế nhờ giải pháp phòng chống dịch của ngành chức năng, nay dịch bệnh này tái xuất hiện tại phường An Nhơn Đông.

Khẩn trương phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng

Tại các địa phương từ Nghệ An đến TP Huế, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng đang gia tăng do thời tiết thuận lợi cho sinh vật hại phát triển.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nâng tầm nông sản từ những mô hình trang trại bền vững

Hưng Yên đẩy mạnh mời gọi các nhà đầu tư phát triển trang trại theo hướng hữu cơ, liên kết sản xuất - tiêu thụ, tạo nền tảng vững chắc để nâng tầm giá trị nông sản.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Phát triển bền vững dược liệu dưới tán rừng

Nếu thiếu quy hoạch và kỹ thuật, mô hình dược liệu dưới tán rừng rất dễ đi chệch hướng.

Bình luận mới nhất