| Hotline: 0983.970.780

Máy sấy tự động thổi bay mưa gió

Thứ Tư 16/11/2016 , 15:05 (GMT+7)

Cái tháp sấy cao vút mới mọc lên từ xưởng xay xát của nhà chị Cao Thị Thủy trở thành chủ đề gây tò mò lớn của thôn Ngọc Động, xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

dsc-6238095929685
Lò sấy tự động
 

16 năm kinh nghiệm trong nghề, đi lên từ một người hàng xáo tần tảo sớm chiều rồi lần hồi chị Thủy cũng mua sắm được các máy móc thiết bị như máy xay xát, ô tô chở hàng, xe nâng hàng… để trở thành bà chủ với hơn 40 chân rết là những hàng xáo chuyên gom hàng.

Trước đây chị chỉ nhập lúa khô vào kho mà xát dần chứ không mua lúa tươi bởi không có sấy. Giờ với hệ thống sấy tự động, chạy bằng nhiên liệu trấu, công suất 18 tấn/mẻ vừa đầu tư (do Công ty TNHH Công nông nghiệp Hà Nội phân phối), chị Thủy sẵn sàng thu mua lúa tươi, lúa ướt cho bà con nông dân trong vùng với giá Bắc thơm 7 là 7.000đ/kg, nếp cái hoa vàng là 12.000đ/kg, thóc tẻ lai là 4.500đ/kg, mức giá này vụ trước nhiều nông dân cũng không dám mơ. Hệ thống sấy nhà chị cũng là hệ thống sấy nông sản tự động đầu tiên của thành phố Hà Nội.

Khác hẳn với miền Nam đã quen với kiểu làm ăn lớn, sản xuất hàng hóa trên những cánh đồng thẳng cánh cò bay, máy sấy là một sự lạ ở miền Bắc. Họ vẫn quen với việc phơi lúa mỗi vụ thu hoạch. Sân nhà giờ cứ chật dần, bị chia lô, làm nhà hết lượt.


Lò sấy tự động
 

Sân kho HTX không còn. Sân nhà văn hóa rất chật. Bởi thế, đã thành thông lệ thóc tươi được đổ ra đường làng, đường xã, đường huyện, đường quốc lộ để phơi.

Sức nóng trên trời rọi xuống, sức nóng dưới mặt đất bê tông, nhựa đường bốc lên khiến cho hạt thóc dễ bị gãy vụn, bạc bụng. Hơn thế phơi thóc trực tiếp trên đường còn dễ lẫn sỏi đá tạp vật làm phẩm cấp của nông sản đi xuống.

Vài năm trước, một số nơi ở miền Bắc đã lác đác thấy đầu tư máy sấy nhưng đó chỉ là những máy sấy vỉ dạng sơ khai nhất. Mặt bằng diện tích cần lớn, thóc lúa được đổ ra vỉ sấy rồi nhân công đảo bằng cào. Bụi, ồn, ô nhiễm, rất nặng nhọc.

Mồ hôi người đảo nhễ nhại ướt đầm quần áo, “mồ hôi” thóc bốc lên ngun ngút cả mấy gian nhà. Sấy dạng thủ công này phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ thuật của người đảo thóc. Người đảo tốt thì thóc tốt còn người đảo kém thì vỉ sấy chỗ nóng thậm chí bị nướng chín gần thành cốm chỗ vẫn còn ướt nguyên.

Không mấy hiệu quả, nên người ta nhanh chóng ghẻ lạnh với dạng sấy vỉ này. Sấy tự động vẫn là ước mơ, là khao khát treo trước mắt dân tình miền Bắc.

Thế nên nhà chị Thủy trở thành điểm tham quan, học tập về mô hình sấy lúa tự động của cả Hà Nội. Là người trong nghề nên chị hiểu rõ hơn ai hết tỷ lệ gãy, tấm của gạo phơi ngoài sân khi trời nắng to, có lúc đến 20%. Giờ sấy bằng máy tỷ lệ đó chỉ còn 1 - 3% (thời gian sấy lúa tẻ 12 - 15h, lúa nếp 48h bởi hạt to nên cần sấy nhẹ, quạt thổi gió liên tục để đảm bảo gạo đẹp bóng, giữ mùi thơm lâu).


Kiểm tra thóc sau sấy
 

Ngoài sấy cho xưởng nhà mình, chị Thủy còn nhận làm dịch vụ sấy cho bà con với giá 250.000 - 300.000đ/tấn nhưng với quy mô tối thiểu một mẻ là 3 tấn. Điều này đối với các hộ làm trang trại, có diện tích cấy nhiều thì không thành vấn đề nhưng với các hộ nhỏ lẻ diện tích chừng 5 - 7 sào, lượng thóc chừng 1 tấn mỗi vụ thì phải làm sao? Tôi hỏi.

Chị Thủy mau mắn trả lời: “Thì phải sấy chung. Nếu là cùng một giống, dăm bảy hộ gia đình sẽ cân thóc ướt lên rồi sau khi sấy lại cân thóc khô lên mà chia nhau, cũng không quá phức tạp”.

Với giá đầu tư cho một hệ thống sấy tháp tự động 18 tấn/mẻ như hiện nay khoảng 1 tỉ đồng, dự kiến 3 năm nữa là chị Thủy sẽ thu hồi đủ vốn. Trên cái đà đó, chị dự định sẽ đầu tư xây dựng thêm 2 tháp nữa cho kịp vụ tới.

Giám đốc Công ty TNHH Công nông nghiệp Hà Nội, Th.S Lê Văn Minh (ĐT 0978971102) khẳng định: Sấy tự động trở thành khâu áp chót đang còn thiếu hụt của một dây chuyền cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa gồm làm đất, mạ khay máy cấy, thu sấy rồi chế biến thành hàng hóa.

Có sấy tự động sẽ không còn lo mặt bằng cho phơi phóng, sẽ giúp gia tăng giá trị nông sản thêm 20% (nhờ hạt gạo không bị gãy nên không phải bán gạo với giá bán tấm).

Sấy tự động cũng sẽ giải quyết được một phần của vấn đề bỏ ruộng bởi khi đất đai đã được tập trung, các khâu khác đã được cơ giới hóa thì khâu sấy sẽ hoàn thành nốt vai trò của mình là làm gia tăng chất lượng gạo cũng như giá bán cuối cùng.

 

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Liên tiếp phát hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi ở Quảng Ngãi

Thời gian gần đây, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp tại Quảng Ngãi với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng trăm con lợn buộc phải tiêu hủy.

Những nút thắt cần gỡ để ngành hàng trái cây vượt thách thức

TS Nguyễn Quốc Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt và BVTV chỉ ra những thách thức trong phát triển cây ăn quả giai đoạn tới và giải pháp để vượt qua.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất